home

Sưởi ấm bản Cao 2014 - Những cảm xúc đầu tiên

12:12 | 31/10/2014
Dưới đây là những cảm xúc, hình ảnh đầu tiên của đoàn đi khảo sát tại bản Cao - địa điểm tổ chức chương trình "Sưởi ấm bản cao 2014" của Otofun

Đến hẹn lại lên, OF vì cộng đồng lại bắt tay vào việc tiền trạm để góp một chút những tấm lòng cùng các xã bản trẻ em nghèo miền núi. Điểm đến trong năm 2014 là xã Nam Cao, huyện Bảo Lâm Huyện, tỉnh Cao Bằng.

Vào đầu tháng 10 vừa qua, nhóm tiền trạm bọn em gồm có em (Michaeljo) và các lão: Giang Trọc, XO, Sonrack, Châu chấu, Bác sỹ Tomduy, Color Matiz, Tuấn Lọ mọ và chị Lam bên Người tôi cưu mang đi cùng. Ăn sáng xong xuôi cũng là lúc khởi hành lên đường vào xã Nam Cao. Lúc này, bên văn phòng Huyện uỷ cử hẳn một chiếc xe Fortuner ra để dẫn đoàn vào tận xã bản.


Otofun News

Chiếc cầu treo này tuy đẹp nhưng rất nguy hiểm, chỉ có thể 1 xe đi được 1 lần thôi. Giờ về nghĩ lại em vẫn thấy vã mồ hôi lúc mấy anh em chạy ầm ĩ trên cầu để chụp ảnh mấy cái xe.


Otofun News

Otofun News

Ngay và luôn là bọn em lại phải giáp mặt với những cung đường đau khổ và các vòng cua tay áo đến chóng mặt.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Đường xấu không phải bàn nhưng thiên nhiên và cảnh vật tươi đẹp thì luôn hoà lẫn vào nhau.

Otofun News

Vượt con suối đầu tiên.

Otofun News

Bắt đầu đến con suối thứ hai. Vượt qua con suối này cũng thấy ghê ghê, không rõ mùa mưa tới đây khi đoàn chúng ta đi có được mực nước thấp thế này không.


Otofun News

Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ, điểm trường đầu tiên đã hiện ra trong tầm mắt. Đây là trường cấp 2 duy nhất của xã Nam Cao nên có vẻ được đầu tư chăm chút nhất xã.


Otofun News

Nhưng còn vất vả và đáng thương lắm. Mời các bác đi theo em thì rõ. Hai lớp học bán trú được vây quanh toàn bằng bùn đất.


Otofun News

Otofun News

Hai phòng học nhếch nhác sơ sài.

Otofun News

Otofun News


Nhà bếp của các cháu. Nghe nói mỗi mùa mưa bão lại bay mất cả nóc lẫn vách..

Otofun News

Dù trường lớp còn khó khăn nhưng ý thức của cả học sinh và giáo viên ở nơi đây đều rất ngăn nắp.

Otofun News

Otofun News

Khi em chụp cái ảnh này, một cô giáo bẽn lẽn hỏi: Sao anh lại chụp cái chỗ xấu của tụi em vậy.

Otofun News

Em trả lời: Không, đây là chỗ tốt đấy, biết nhắc nhở mọi người làm điều đúng, có thể hơi bẩn một chút nhưng có sao.


Trèo lên phía trên cao một chút cũng có thêm được mấy phòng học tạm bợ được xã hỗ trợ xây dựng. Thầy giáo hiệu phó đi cùng đoàn giải thích: Khổ lắm anh ạ, cứ làm xong gió bão nó lại thổi bay mất, bọn em chả biết làm thế nào cả.


Otofun News

Trên này rất lạ, có được những bộ bàn ghế MDF sơn phủ PU rất chắc chắn. Đó âu cũng là một điều may mắn hơn Nậm Ban 2 năm trước.


Otofun News

Tạm ngó qua cái tổng thể của trường cấp 2 duy nhất trong xã như vậy đó. Giờ đội em bắt đầu vào xã để phối hợp cùng phòng và UBND xã trong việc đi tìm hiểu về các điểm trường.


Otofun News

Bắt tay vào làm việc ngay, sau khi bàn nhanh với xã, thì tạm thời chúng ta hãy hình dung thế này, khi đi điểm trường sẽ chia làm 2 hướng, một hướng là đi Bản Bung là điểm trường chính và một hướng là đi Nà Rò (hay còn gọi là Bản Cao) là điểm trường chính.


Otofun News

Việc định vị đã xong, giờ chia thành 2 nhóm. Nhóm em gồm có em, lão Châu chấu, bác sỹ Tôm và lão Hùng Cò, đi theo hướng Bản Cao.


Otofun News

Lão Rack phụ trách đi hướng bản Bung. Cung bên em thì chỉ đi được xe máy, cung bên lão Rack thì có trường phải đi bộ gần 3 tiếng.


Mọi việc đã xong, giờ ra nhận đồ. Chị Lam đã rất cẩn thận có chuẩn bị ít bánh kẹo gọi là để cho 2 đoàn khi đi thăm các cháu có chút quà để tặng. Ngoài ra còn ít lương khô và vài chai nước chia cho mỗi đoàn. Xác định là mất cả buổi sáng, có khi còn kéo sang cả tận chiều nữa.


Otofun News

9h30, đoàn chuẩn bị lên đường theo lệnh của admin.

Otofun News

Theo sự phân công, nhóm của XO, Giang trọc, Tuấn mlm, Cọp rừng đi trường tiểu học bản Bung có thầy Luân Văn Bắc là hiệu trưởng dẫn đường. Đường từ xã đến trường tuy nhỏ nhưng đi cũng khá dễ dàng.


Otofun News

Otofun News

Tuy nhiên vẫn có đoạn đường xấu. Con suối này khi mưa thì không biết thế nào.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Từ xa, nhìn ngôi trường cũng có vẻ khang trang so với miền núi.

Otofun News


Sau mới biết là chỉ có mấy lớp học là được xây.


Otofun News

Theo phép ngoại giao, em theo thầy Bắc hiệu trưởng vào nhà công vụ trước khi đi thăm trường. Bước vào nhà của hiệu trưởng, theo thói quen em liếc mắt nhìn cái bếp. Nhà của thầy chắc khá nhất ở đây vì em thấy bếp rất nhiều nồi, nhưng sau này em mới biết đây là của cả mấy gia đình.


Otofun News

Căn nhà tối om bỗng bừng sáng, nhìn lên thấy một bóng điện. Dân thành thị sợ nhất đi đâu mà không có điện, em thở phào: Ở đây có điện rồi à?


Otofun News

Đang lúi húi ở góc nhà, thầy Bắc nói: Điện ở đây anh ạ!

Otofun News

Theo phản xạ của người hay đi xác minh, có lẽ cũng gần giống với công tác điều tra kĩ mọi vấn đề nơi mình sẽ đến, chờ mọi người đang vào thì em quay ngay ra ngoài và bắt gặp một cô giáo đang đứng gọi điện thoại. Ở đây khi gọi thì nói oang oang vì phải bật loa ngoài.


Otofun News

Ở đây, ai có điện thoại, ai cần gọi hay chờ cuộc gọi thì để điện thoại vào chỗ này.

Otofun News

Phòng của cô giáo.

Otofun News

Sau khi giới thiệu từng người, em lại ra ngoài vì muốn quan sát mấy lớp học đã xây nhìn thấy từ lúc vào.

Otofun News

Trong một phòng học có các dãy bàn ghế kê ngược nhau và hai bảng, có lẽ hai lớp cùng học một phòng và cùng lúc.

Otofun News

Bọn trẻ tỏ ra thân thiện, hơi nhút nhát nhưng nhìn chúng rất đáng yêu.

Otofun News

Otofun News

Trường tiểu học bản Bung có 4 điểm lẻ. Sau khi xác định hai điểm xa nhất và khó khăn nhất, bọn em quyết định đi đến hai điểm là Phia Cò 1, Phia Cò 2. Phia Cò 2 là điểm khó nhất của xã, sẽ phải đi bộ leo núi nhanh thì 2 tiếng 30 phút. Bọn em quyết định sẽ đến điểm đó. Nhưng trước tiên, phải qua Phia Cò 1 đã.


Otofun News

Đường vào điểm trường Phia Cò có thể nói là chỉ có dốc và dốc.

Otofun News

Đường xuyên qua cả khu rừng thưa và có đoạn toàn đá.

Otofun News

Otofun News

Có đoạn cua tay áo dốc ngược.

Otofun News

Đã đến điểm trường Phia Cò 1, lớp học là dãy nhà chính giữa ở bức ảnh.

Otofun News

Điểm Phia Cò 1 còn một lớp học ở trên lưng đồi nữa.

Otofun News

Bọn em chỉ thăm lướt qua nhà các cô, vì theo kế hoạch: chị Lam, XO, Giang trọc sẽ ở lại khảo sát kỹ hơn. Tuanmlm, Cọp rừng và em sẽ đi điểm trường Phia Cò 2.


Otofun News

Sau khi chia kẹo và đồ ăn, bọn em lên đường, hẹn nhau 5 tiếng sau gặp lại. Cái dốc bên phải là hướng đi.

Otofun News

Con đường hầu như không có đoạn nào bằng kiểu như chiếu nghỉ, chỉ có lên và lên, quanh quẩn mãi vẫn nhìn thấy ngôi trường và bản ở dưới chân.


Otofun News

Ngoài ba bọn em còn có thầy Bắc, thầy Chí (là giáo viên cũ), cô Bời giáo viên mầm non.


Otofun News

Leo một hồi, nghỉ đến ba lần, nhìn xuống lại vẫn thấy chỗ cũ.

Otofun News

Vẫn chỉ có dốc và dốc.

Otofun News

Lúc này em phải cởi áo vì nóng và mồ hôi, nhìn thấy một em bé đi kiếm củi từ phía trên đi xuống dáng nhàn tênh.


Otofun News

Nhìn đường thế này, lúc đầu em còn nghĩ: Làm gì mà chẳng đi được xe máy nhỉ? Sau thì mới biết là không thể đi được, trong bản chỉ có một, hai thanh niên dám đi.


Otofun News

Đi chừng gần nửa quãng đường thì gặp một gia đình đang gặt lúa, cảnh một gia đình vui vẻ cười nói giữa núi rừng bao la tự nhiên bao nỗi mệt biến đi đâu hết.


Otofun News

Đỉnh đây rồi, mừng quá.

Otofun News

Do được thông báo từ trước, cô giáo Nga ra đón đoàn, việc cô ra đây đón làm em rất mừng, cứ nghĩ là ngôi trường chỉ ở quanh đâu đây thôi.

Otofun News

Giờ là xuống dốc.

Otofun News

Đúng là đá thế này thì cũng đi xe máy... vào mắt nhỉ?

Otofun News

Em đo giày để xem đường to thế nào.

Otofun News

Chẳng nhớ đi bao lâu nữa, sốt ruột hỏi cô Nga: Sắp đến chưa em? - Sắp rồi ạ!

Otofun News

Giời ạ! Sắp của cô tận tít mãi dưới kia!

Otofun News

Nói chuyện với cô giáo: Sao em lên tận đây đón bọn anh làm gì? Bọn anh tự đi vào được mà! Cô trả lời bằng một câu mà em không biết nói gì nữa.


- Khi lần đầu tiên em về đây, bà con đón em ở đó nên khi các anh lên, em cũng đến đó để đón!


Sau này được thầy Bắc cho biết thêm: Cô Nga đã vào đây được 5 năm, để gúp cô bớt khó khăn, nhà trường đã có quyết định chuyển cô ra ngoài. Nhưng người dân và các con ở đây muốn cô ở lại nên cô đã bỏ tờ quyết định đó.

Otofun News


Từ lúc nhìn thấy điểm trường, có lẽ phải mất 30 phút nữa mới đến được, mặc dù đi băng băng xuống dốc.

Otofun News

Và đây rồi.

Otofun News

Điểm trường Phia Cò 2 có hơn 70 học sinh tiểu học và hơn 30 học sinh mầm non, số lượng giáo viên cũng đông hơn. Hôm nay các thầy cô đi công tác hết, chỉ mỗi cô Nga ở nhà. Cơ sở vật chất chỉ có thế này:

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News


Ở giữa nơi thâm sơn cùng cốc, một đứa trẻ làm cho nơi đây sáng bừng lên, tương lai và hi vọng!

Otofun News

Sau khi quan sát mọi thứ, em quay lại phòng của cô Nga nhìn ngó. Cái đài để nghe tin tức, nhưng lúc bật lên thì tiếng xè xè to hơn tiếng nói. Có lẽ nó có tác dụng trang trí nhiều hơn.

Otofun News


Đồ nghề của cô chắc treo ở đây.

Otofun News

Góc bếp.

Otofun News

Cơm đã chín, công nhận các cô làm nhanh thật. Còn nhớ hồi đi Pa Ủ, sáng sớm em dậy từ 5h30 đun ấm nước mà đến gần 7h mới sôi!

Otofun News

Đang ăn thì cô Nga có điện thoại, hóa ra trong phòng này cũng có chỗ có sóng, chỉ có điều phải treo ngược điện thoại.

Otofun News

Hỏi chuyện mới biết, ở đây, muốn sạc điện thoại phải lên nhà dân ở phía trên lưng chừng, nơi có suối để có thể lắp được máy thủy điện nhỏ. Vài ngày phải lên nhờ một lần.

Otofun News

Giờ chia tay cũng đã đến dù rất muốn ngồi thêm với cô một chút, uống thêm với cô một ly. Điều đáng khâm phục là từ khi gặp cô, không thấy cô nói gì về những khó khăn vất vả của riêng cô kể cả khi tôi hỏi: em có đề xuất gì không? Cô chỉ muốn các bé có cái gì chơi vì ở đây, tất cả bằng không.

Otofun News

Quay lại nhóm của Michaeljo.

Sau khi chia đồ xong xuôi, nhóm em được một loạt các thầy giáo ở các trường đến đón để bắt đầu đi đến các điểm trường ở phía Bản Cao. Phương tiện đi lại đương nhiên là xe máy. May mà không mưa chứ nếu mưa thì đã nhìn thấy các lốp xe lắp xích rồi.

Otofun News


Otofun News

Qua đến đoạn cảnh đẹp một tí là tới ngay cung đường đất, xóc nhảy tưng tưng.

Otofun News

Đến đoạn này thì không ngồi được nữa phải xuống xe để cho các thầy nhẹ nhàng lách xe qua.

Otofun News

Hết đường đất thì đến đoạn này có đỡ hơn, nhưng cũng chỉ được một tí.

Otofun News

Bản Cao tuy nằm dưới chân núi nhưng lại có vị trí ngay cạnh một dòng suối trong veo. Vừa dừng chân em đã bị dòng suối này hút hồn rồi.

Otofun News

Bọn em phải bỏ xe tít đằng xa để đi vào bản vì trong bản thì không đi được xe máy, đường rất xấu và gây ồn ào khó chịu cho người dân.

Otofun News

Bắt đầu vào bản.

Otofun News

Đây là bản Cao, là bản của người Mông, nhưng số lượng học sinh người Tày đến đây học cũng nhiều.


Otofun News

Đi qua Bản này, phải đi tiếp lên trên mới tới trường học. Đây là con đường mà các bé đi học hàng ngày.

Otofun News

Otofun News

Tiếp nối những con đường đến trường, vừa nhỏ hẹp, vừa trơn trượt chưa kể rắn rết ruồi muỗi.

Otofun News

Lên tới sân trường Bản Cao đã thấy các cháu tề tựu đông đủ và lão Châu Chấu đang phát quà cho các bé.

Otofun News

Những gương mặt háo hức chờ đợi.

Otofun News

Otofun News

Điểm trường tiểu học bản cao có tất cả 47 học sinh, có đủ các lớp từ 1-5, có 5 giáo viên nữ, phần lớn đến từ Trùng Khánh và Hoà An, cũng đã bám trụ ở đây được 4 năm rồi. Về cơ bản khi em hỏi thăm thì các cô cũng chỉ mong muốn có áo ấm và giày dép cho các bé, có thêm cái đài thì tốt. Các cô thật hiền và cũng không có yêu cầu gì đặc biệt, chỉ thấy các cô rất vui khi có đoàn khách từ Hà Nội lên thăm.

Em nhớ nhất cảnh khi các bé ăn kẹo, các cô liên tục nhắc không được vứt rác bừa bãi ra sân trường. Quả thật, ở đây tuy nghèo, nhưng sạch. Em rất trân trọng điểm trường này và ước mong có thể làm được điều gì đó nhỏ nhoi để có thể giúp đỡ họ bớt vất vả.

Otofun News

Otofun News

Nhà ở của các cô giáo đơn sơ và giản dị. Bước vào phòng, câu hỏi đầu tiên của đoàn là: Ở đây cũng có điện à?

Otofun News

Điện cũng do địa phương tự làm hết, dùng sức nước làm thành máy phát điện tuy thô sơ nhưng hiệu quả. Tạm biệt điểm trường tiểu học Bản Cao, bọn em tiếp tục cuộc hành trình tới trường chính Nà Mon.

Otofun News


Lại tiếp tục lên đường cùng với những cung đường nhỏ hẹp đầy gian nan.

Otofun News

Việc đi lại qua những khe sông, khe suối với người dân nơi đây có lẽ là hết đỗi bình thường. Giống như việc chúng ta ngủ cạnh đường tàu, vài hôm đầu khó ngủ chứ sau khi quen rồi thì thậm chí còn chả nghe thấy tiếng tàu đang đi tới nữa chứ đừng nói là mất ngủ.

Otofun News

Otofun News

Tới cung đường đất đỏ, chưa quá lầy lội nhưng em cứ hình dung trời mưa thì khó khăn thế nào.

Otofun News


Nhìn chặng đường phía trước cũng không có nhiều hứa hẹn lắm.

Otofun News

Thầy Thành nói một câu rất hay, nếu nơi này mà mưa to thì các bản chỉ có đóng cửa ăn đồ khô thôi anh ạ.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Trời không mưa đã thế này rồi, nếu mưa thì mần răng?

Otofun News

Otofun News


Cuối cùng thì những ánh mắt của các bé dân tộc Sán Chỉ đã đón chào chúng em đến với trường chính Nà Mon.

Otofun News

Trường Nà Mon có tổng cộng 46 học sinh dân tộc Sán Chỉ, họ Sán Chay. Có 10 giáo viên, chỉ có 3 giáo viên nữ trong đó có 1 cô giáo lên làm phổ cập. Do là trường chính nên cũng được 2 phòng học có xây, còn lại xung quanh toàn tranh tre nứa lá dựng tạm.

Otofun News

Chỉ có 2 phòng học và 1 tủ sách nhỏ xíu như vậy nhưng đó là trụ sở của tất cả các điểm trường xung quanh, là ngôi nhà và là niềm hy vọng về tất cả mọi việc liên quan tới giáo viên của các điểm trường.

Otofun News

Otofun News

Ngôi nhà lá xập xệ này chính là nơi ở của 3 cô giáo và 1 cháu nhỏ, con của thày Thành và 1 giáo viên nữ.

Otofun News

Có những ngôi nhà tranh bé tí thế này, lúc đầu em không hiểu là để làm gì nhưng về sau mới biết đó chính là những ngôi nhà tạm cho các cháu lớp 5 ở lại không phải đi về nhà do đường xa vất vả. Học cái chữ vất vả thế đấy.

Otofun News

Otofun News

Một lớp học mầm non. Các bác thấy trống huơ trống hoác vì lý do đang mang bàn ghế ra ngoài sân để tiếp khách.

Otofun News

Otofun News

Một lớp tiểu học.

Otofun News

Phòng ở của 1 cô giáo phụ trách mảng mầm non. Đơn sơ và giản dị.


Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Tạm chia tay trường Nà Mon, điểm đến tiếp theo của đoàn là trường Tân Lình. Từ Nà Mon đến Tân Lình không quá xa nhưng khi đến nơi thì em không nghĩ đó là trường.

Otofun News

Đường sang Tần Lình cũng không đơn giản, những cung đường lên xuống vẫn như chực nuốt lấy đàn xe nhỏ bé.

Otofun News

Otofun News

Các bác có tin được đây là trường họcTân Lình không?

Otofun News

Trường Tân Lình này có 3 lớp học, trong đó là 1 lớp mầm non và 2 lớp ghép (học ghép). Lớp mầm non có 1 cô giáo thì hiện giờ đang nghỉ thai sản, còn lại 2 lớp ghép khoảng 30 bạn thì chỉ có 1 thầy giáo mà thôi.

Đây là nơi mà thầy giáo ở hàng ngày.

Otofun News


Tài sản lớn nhất của một người thầy giáo bản Cao chính là đống sách cũ thế này đây.

Otofun News

Ngồi nói chuyện với thầy giáo, em được biết riêng ở điểm trường này không bao giờ có ánh nắng mặt trời vì quanh năm mây mù. Ở đây buồn lắm.

Otofun News

Nhìn các lớp học còn thấy thê thảm hơn nhiều. Trống hoác, mái thì thủng dột từa lưa.

Otofun News

Chiếc kẻng tre làm tín hiệu cho các con đến lớp học. Gõ vào nghe cọc cọc.

Otofun News

Lớp mầm non cũng tiêu điều sơ xác.

Otofun News

2 lớp học ghép, trường này chỉ có 4 lớp 1-2-3-4 nhưng là 2 lớp học ghép mà thôi.

Otofun News

Lớp học ghép gồm 2 lớp 1+3 và 2+4.

Otofun News

Đã cảm nhận được rất nhiều sự khó khăn của nhà trường, tặng thầy giáo được ít quà, bọn em đi đến chặng cuối là điểm trường Nà Rò. Đến điểm Nà Rò này thì chính là điểm trường của thày giáo Cường, người cống hiến 16 năm tuổi xuân cho sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Trường này phải bỏ xe máy lại đi bộ xuống phía dưới vài trăm mét.

Otofun News


Điểm trường Nà Rò của thầy cường cũng chả khác gì điểm trường Tân Lình, cũng khó khăn và vất vả như vậy.

Otofun News

Otofun News


Tại điểm trường này có 1 lớp mầm non có 11 học sinh và 1 lớp ghép 1+3 thêm 7 học sinh nữa. Giáo viên ngoài thầy Cường còn có thêm cô Lát. Cách UBND Xã Nam Cao khoảng 10km đường núi.

Otofun News

Otofun News


Bên trong lớp học. Cũng khó có thể nói đây là một lớp học cho đúng nghĩa theo chuẩn kiên cố hoá trường học của ta.


Otofun News

Otofun News

Otofun News


Đây là phòng và bếp ăn của cô giáo Lát phụ trách lớp mầm non.

Otofun News

Ngày hôm sau, hơn 9h30 đoànkhởi hành chạy về Hà Nội. Lần này đi theo hướng Na Hang. Trục đường đi về cơ bản là đẹp hơn cung Hà Giang Bắc Mê nhiều , duy chỉ có 2 điểm hơi xấu một chút cần phải lưu ý. Đây là một điểm.

Otofun News

Và đây là một điểm nữa. Xe lão Cọp rừng phải dừng lại lựa mãi mới qua được.

Otofun News

Về tới Hà Nội khoảng 7h30, mọi chuyện tốt đẹp và chuyến đi được đánh giá là đạt hiệu quả tốt hơn các lần trước.

Vài dòng thông tin như vậy, mong các bác cùng chung tay giúp đỡ Xã Nam Cao, Huyện Bảo Lâm, Tỉnh Cao Bằng để có một tương lai tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục của trẻ em vùng cao thông qua các mối liên hệ sau:

Otofun News



Trên đây là những chia sẻ của các thành viên trong đoàn khảo sát cho chương trình Sưởi ấm bản Cao 2014. BBT OF News trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của thành viên Sonrack, Michaeljo trong đoàn khảo sát. Để biết thêm thông tin chi tiết về chuyến đi, mời độc giả xem tại đây.


Đọc tiếp
Theo LĐCĐ
Bạn thấy bài viết thế nào?
Kém Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt
Hashtag:

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Porsche 911 Dakar khám phá những vùng đất huyền thoại

Porsche 911 Dakar khám phá những vùng đất huyền thoại

Chủ nhân Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, anh Hoàng Anh lựa chọn mẫu xe này vì mong muốn một chiếc xe thể thao có thể đi địa hình, để thực hiện nhiều chuyến đi khám phá những vùng đất huyền thoại.
Jeep Caravan lần 3: Lan tỏa yêu thương - Cùng em đến trường

Jeep Caravan lần 3: Lan tỏa yêu thương - Cùng em đến trường

Đoàn Jeeper vượt qua ngàn cây số để mang yêu thương đến với đồng bào thiểu số vùng sâu vùng xa, giáo viên và các em học sinh tại các điểm trường đặc biệt khó khăn thuộc huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông và huyện K’Bang, Gia Lai.
Jeep Caravan: Từ suối rừng La Ngâu đến vùng biển Vĩnh Hy đầy gió

Jeep Caravan: Từ suối rừng La Ngâu đến vùng biển Vĩnh Hy đầy gió

Vào đầu tháng 7, Jeep Vietnam Automobiles đã tổ chức thành công chuyến đi mùa hè cho gia đình Jeeper Việt Nam, đưa họ từ suối rừng La Ngâu đến bãi biển Vĩnh Hy, tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình.
Khám phá Pakistan mùa xuân tuyệt đẹp qua ống kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Khám phá Pakistan mùa xuân tuyệt đẹp qua ống kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chia sẻ những cảm xúc khó quên sau hành trình 12 ngày khám phá Pakistan mùa xuân.
Hành trình off-road Tà Đùng - Đà Lạt của Jeep Caravan: những trải nghiệm đáng nhớ

Hành trình off-road Tà Đùng - Đà Lạt của Jeep Caravan: những trải nghiệm đáng nhớ

Tp. HCM - Tà Đùng – Đà Lạt là cung đường được Jeep Việt Nam lựa chọn để thực hiện chuyến caravan đầu tiên trong năm 2023. Chuyến đi lần này đã mang đến cho các Jeeper một hành trình tuyệt vời khi được khám phá núi rừng Tây Nguyên với những trải nghiệm rất riêng mà nếu không phải là Jeeper, bạn sẽ không bao giờ có được.
Ông bà U80 và con cháu xuyên Việt 5.500km trong 14 ngày cùng Ford Everest

Ông bà U80 và con cháu xuyên Việt 5.500km trong 14 ngày cùng Ford Everest

Tổng quãng đường di chuyển lên tới 5.500km, đi qua 17 tỉnh thành từ Nam ra Bắc trong hơn 14 ngày, đại gia đình 3 thế hệ nhà anh Thịnh bao gồm bố mẹ vợ, vợ chồng anh cùng 3 con đã có một chuyến hành trình phượt xuyên Việt đáng nhớ cùng chiếc Ford Everest.
Vũng Tàu Bigbike Mania: Hòa mình cùng cộng đồng đam mê xe mô tô

Vũng Tàu Bigbike Mania: Hòa mình cùng cộng đồng đam mê xe mô tô

Trong 2 ngày 18/2 và 19/2 vừa qua, Đại hội mô tô chuyên nghiệp Vũng Tàu Bigbike Mania do Công ty Honda Việt Nam (HVN) tổ chức với sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng Liên đoàn Xe đạp Mô tô Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra tại thành phố Vũng Tàu, thu hút đông đảo khách hàng đam mê với các dòng xe phân khối lớn.
Chinh phục đồi Hích, thác Hiêu cùng Nissan Navara 2022

Chinh phục đồi Hích, thác Hiêu cùng Nissan Navara 2022

Những cải tiến ấn tượng của Nissan Navara VL 2022 giúp chúng tôi có chuyến trải nghiệm ngắn ngày đầy phấn khích tại đồi Hích và thác Hiêu (Pù Luông, Thanh Hóa).
Khám phá Pù Luông cùng Nissan Navara 2022

Khám phá Pù Luông cùng Nissan Navara 2022

Hơn chục thành viên cùng ba chiếc bán tải Navara, một phiên bản VL đời 2015, hai chiếc còn lại đời mới nhất gồm bản 4WD Cao cấp và một phiên bản Pro4X, đoàn chúng tôi trải qua ba ngày khám phá Pù Luông với những trải nghiệm hấp dẫn nhất.
Honda RS – giá trị cốt lõi tạo nên trải nghiệm vận hành đậm chất Honda

Honda RS – giá trị cốt lõi tạo nên trải nghiệm vận hành đậm chất Honda

Khác với RS đến từ các thương hiệu khác là tập trung vào tính thể thao và xe đua, khái niệm RS được Honda tạo ra là “Road Sailing” – lướt đi trên đường.

Đọc nhiều

Tâm sự hai cha con thoát nạn khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Tâm sự hai cha con thoát nạn khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Chiếc xe bán tải Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải trong tai nạn liên hoàn nhưng chủ xe và con nhỏ đã may mắn tai qua nạn khỏi.
Tìm ra Mazda CX-5 tạt ngã xe máy rồi bỏ trốn: Xe mua tại đại lý ở Thanh Hoá

Tìm ra Mazda CX-5 tạt ngã xe máy rồi bỏ trốn: Xe mua tại đại lý ở Thanh Hoá

Tung tích chủ nhân và chiếc Mazda CX-5 tạt ngã xe máy rồi bỏ trốn trên đường Võ Chí Công (TP.HCM) đã nhanh chóng được OF News xác minh.
Khoảnh khắc trước khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Khoảnh khắc trước khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Chủ nhân chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải trong vụ đâm liên hoàn vừa gửi clip camera hành trình quay cả phía trước lẫn sau xe cho thấy rõ tình huống diễn ra như thế nào.
Xe tập lái va chạm xe tải, chi tiết dưới chân học viên gây tranh cãi

Xe tập lái va chạm xe tải, chi tiết dưới chân học viên gây tranh cãi

Vụ việc xe tập lái va chạm xe tải tại một ngã tư không có đèn giao thông ở Phủ Lý, Hà Nam đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn đã bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra vào chiều nay (27/3).
Hàng loạt xe tạt sơn đỏ trong đêm tại chung cư: Vì bị ép nộp phí trông xe?

Hàng loạt xe tạt sơn đỏ trong đêm tại chung cư: Vì bị ép nộp phí trông xe?

Sau một đêm, hàng loạt chiếc xe đỗ tại khuôn viên chung cư CT14, CT15, CT16 đường Trần Điền (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bị tạt sơn đỏ khiến người dân bức xúc, kêu cứu cơ quan chức năng.
Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Sau giai đoạn nhích khẽ giá bán vào cuối năm 2023, Mazda CX-5 lại giảm giá mỗi xe 10 triệu đồng, chỉ còn từ 749 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất.
Xuất hiện hình ảnh thực nghiệm hiện trường vụ Mazda CX-5 tạt đầu xe máy rồi bỏ chạy

Xuất hiện hình ảnh thực nghiệm hiện trường vụ Mazda CX-5 tạt đầu xe máy rồi bỏ chạy

Hình ảnh mới đăng tải sáng nay trên mạng Internet cho thấy cảnh sát giao thông đang tiến hành mô phỏng hiện trường vụ Mazda CX-5 tạt đầu xe máy rồi bỏ chạy ở lối vào cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Mẫu xe tay ga Honda Stylo 160 mới đây đã có mặt tại Việt Nam, được nhập khẩu từ Indonesia, với kiểu dáng lạ lẫm và mức giá dự kiến cũng không rẻ.
Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

BMW CE04, một trong những mẫu xe máy điện đầu tiên của BMW Motorrad, đã chính thức có mặt tại Việt Nam với mức giá "chào bán" gần 569 triệu đồng, trở thành một trong những mẫu xe máy điện đắt nhất thị trường hiện ...
Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider ra mắt khách hàng Việt Nam hoàn toàn mới đến với khách hàng Việt Nam. Đây là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ và nhẹ hơn so với mẫu 720S tiền nhiệm. đã chính thức giới thiệu mẫu siêu ...
Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

TC Motor vừa công bố điều chỉnh mức giá niêm yết Stargazer bản Tiêu chuẩn xuống còn 489 triệu đồng và ra mắt hai phiên bản mới là Hyundai Stargazer X và X Cao cấp.
Chi tiết những thay đổi nâng giá trị của Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak

Chi tiết những thay đổi nâng giá trị của Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak

Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak vừa ra mắt sở hữu những chi tiết tạo nên sự khác biệt và không thể tìm thấy từ các đối thủ trên thị trường.
Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025

Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025

Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025 sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Hilux, Ford Ranger và Isuzu D-Max.
Phiên bản di động