home

Câu chuyện một dòng sông: (Phần 1) Đường xưa mây trắng Tây Tạng

08:44 | 16/12/2015
Đến lúc đặt chân lên đất Tây Tạng rồi em vẫn không tin là mình đã ở nơi đây. Con đường đến với vùng đất này khó khăn hơn tưởng.

Lúc đầu em chỉ định viết một topic có tên là Đường xưa mây trắng, Tây Tạng - để nói về chuyến đi Tây Tạng mà thôi. Sau đó có nhiều bác vào comment đọc cái này như xem Mê Kông ký sự...

Con bé tò mò, Mê Kông ký sự là cái chi?

Lần mò trên mạng rồi xem miệt mài cuối cùng cũng biết được đó là bộ phim tài liệu kể về câu chuyện một dòng sông Sông Mê Kông. Có một sự tình cờ đến ngẫu nhiên là em đã đi hầu hết các điểm chính trong hành trình Mê Kông ký sự cho nên topic này em sẽ chuyển thành câu chuyện của dòng sông Mê Kông.

Như các bác đã biết sông Mê Kông bắt nguồn từ Thanh Tạng chảy vào Tây Tạng. Đối với Tây Tạng em đi vì sự rủ rê của đồng bọn là nhiều hơn sự hứng thú. Nhưng đó là sự diễn biến của đồ thị sin cảm xúc. Lúc cao trào thì nhớ mong hưng phấn, lúc mệt mỏi thì cứ như chạm đáy, nhưng cuối cùng vẫn là sự lưu luyến. Đoạn Tây Tạng em đi chả dính dáng đến tí sông Mê Kông nhưng coi như là đánh dấu điểm chảy qua của dòng sông vậy.

Dòng sông Mê Kông sau khi chảy qua Tây Tạng sẽ đổ Vân Nam với cái tên mới là Lan Thương. Vân Nam là chuyến đi để lại trong em nhiều ấn tượng nhất vì đó là chuyến đi đầu tiên xuất ngoại của em. Và điểm đầu tiên trong hành trình là Lệ Giang, cảnh vật quá đẹp cùng với sự tiếc nuối vì thời gian quá ngắn, các điểm đến trong lịch trình dự định bị bỏ lỡ ... Đến mức trong đầu em giờ vẫn nung nấu ý chí đi lại Lệ Giang.

Sau khi rời khỏi Cảnh Hồng -Vân Nam Mê kong chảy dọc biên giới Myanmar và Lào. Có một ngã ba của dòng Mê Kông nổi tiếng cả thế giới là Tam Giác Vàng, là biên giới tự nhiên giữa ba nước Lào, Miến Điện và Thái Lan. Em mới chỉ hân hạnh đứng ở phía Thái Lan quan sát Ngã ba Tam Giác Vàng nổi tiếng cả thế giới về á phiện.

sau khi qua Tam Giác Vàng nó chảy dọc biên giới Lào Thái rồi sau đó chảy hẳn vào đất Lào. Qua Nam Lào rồi đến Campuchia cuối cùng chảy vào Việt Nam với cái tên Cửu Long.

Vì chưa có cơ hội đi Cao nguyên Thanh Tạng cho nên hành trình của em sẽ bắt đầu bằng Tây Tạng với

Phần I: Đường xưa mây trắng, Tây Tạng

Otofun News

Tây Tạng chào đón chúng em bởi một dải núi tuyết trắng xóa lần trong các đám mây, một sân bay nằm giữa thung lũng xung quang là núi, là những con đường xa tít tắp với màu trắng của mây, màu xanh của trời và màu vàng của nắng lẩn giữa những hàng cây đã chuyển màu.

Tây Tạng chào đón chúng em bằng cái đầu nhâm nhẩm đau, bằng trái tim đập thình thịch vì shock độ cao.

Tây Tạng chào đón chúng em bởi đôi má hồng của các em bé, bởi mùi gây gây của thịt bò Yak, bởi mùi nồng đậm của mỡ cừu.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Đến lúc đặt chân lên đất Tây Tạng rồi em vẫn không tin là mình đã ở nơi đây. Con đường đến với vùng đất này khó khăn hơn tưởng. Theo quy định của chính phủ Trung Quốc, khi bạn đến Tây Tạng bạn phải xin permit và phải đi theo tour không được phép đi tự do.

Đặt vé trước 6 tháng chuyến Hà Nội - Thành Đô, bắt đầu liên hệ với các công ty tour trước 3 tháng và nhận luôn được thông tin là có thể sẽ bị đóng cửa vì Lễ kỷ niệm 50 năm khu tự trị Tây Tạng...

Đã chuẩn bị tinh thần ở nhà... đến trước ngày đi khoảng hơn tháng nhận được thông tin, có thể làm được permit. Chấp nhận liều mình làm visa TQ dù không biết thế nào, đã chuẩn bị chuyển hướng sang Tân Cương rồi đấy chứ. Thế mà cuối cùng mọi thứ lại lợi hơn tưởng tượng.

Đoàn chúng em gồm 6 chú (4 nữ và 2 nam) toàn quen biết với nhau từ trước, thực ra có tuyển quân trên một số diễn đàn và group nhưng thất bại thảm hại. Lý do tuyển quân là đi đông bao giờ cũng rẻ hơn nhưng mà đi với người quen thì dù sao cũng tiện hơn vì quen nhau cả rồi mà.

Chọn một tour phổ biến 12 ngày cho chuyến đi Tây Tạng, bắt đầu ngày đầu tiên 9/9, 5 chú mua được vé rẻ Hà Nội - Thành Đô lên đường, chọn 1 khách sạn gần sân bay, được bạn Tony là sale của công ty tour đón tại sân bay đưa về khách sạn. Bình thường thì các bạn nếu có văn phòng ở Thành Đô sẽ đến đưa permit nhưng công ty chúng em chọn là một công ty của Tibet không có trụ sở tại Thành Đô. Bạn Tony tiện đường đưa con trai đi chơi nên mang permit cho chúng em. Bữa ăn đầu tiên là một bữa lẩu Tứ Xuyên, ấn tượng là không tốt đẹp về lẩu Tứ Xuyên từ lần trước đi Cửu Trại Câu đã khiến cả bọn khá ái ngại. Nhưng trời thật không phụ lòng người chuyến này lầu Tứ Xuyên ngon ngoài sức tưởng tượng, vừa ăn vừa xuýt xoa trong cái trời se lạnh, mưa bay bay của Thành Đô.


Ngày 10/9, ngày thứ hai của hành trình, sáng sau thức giấc lúc 4h30 và nhảy lên chuyến xe bus của khách sạn để ra sân bay đi chuyến Chengdu-Lasa. Cả lũ đặt vé qua một trang web của ẩung Quốc, mặc dù mình là người đề xuất trang này nhưng mà câu chuyện lúc mua vé được kể lại khá gian nan. Nghe đồn là sau khi anh mua vé thanh toán tiền xong nó đòi permit, sau đó nó đòi mặt trc mặt sau thẻ credit làm ông anh cãi nhau tóe lửa mất tận 3h đồng hồ nhận được cái vé máy bay. Cả lũ cứ trêu nhau ra sân bay vé đểu nó không cho nên máy bay thì vui....

Cái sự gian lao của việc đi tàu nội địa Tung của đã trải nghiệm nhưng cái sự đi máy bay gian lao không kém, xếp hàng dài nửa km mới được check in... check in xong nửa km nữa mới qua được cổng security, đến cổng security nhìn thấy bản thông báo tên 1 chú trong đoàn, quay lại quầy check in, hóa ra đồng đội quên pin dự phòng trong vali ký gửi, lại chạy, may cũng kịp chuyến bay. Các bạn ngoài phương án đi máy bay thì còn phương án khác đó là đi tàu tầm 34 giờ và giá khoảng 150-180 usd sẽ rẻ hơn máy bay tầm 50usd và có thời gian để làm quen với việc shock độ cao nhưng khá tốn thời gian.


Khi chuyến bay gần đáp cánh xuống Tibet, bay qua những dải núi tuyết đẹp như mơ.

Otofun News

Otofun News

Bọn em mua vé máy bay bằng cách là vào trang skyscanner cho nó gửi báo giá hàng ngày, cách ngày đi tầm 2 tuần sau khi có permit đầy đủ, ngày nào cũng check vé. Có rất nhiều hãng cung cấp vé khác nhau nhưng nếu không có ID Trung Quốc các bác không thể đặt vé Tibet trực tiếp online. Mặc dù nhìn thấy vé khuyến mại khá rẻ nhưng chả làm được gì cả. Định nhờ công ty tour đặt hộ vé nhưng vào ngày đẹp trời skyscanner báo vé rẻ hơn bình thường khoảng 1tr. Hớn hở đi vào nhưng phải đặt vé qua một trang web - đại lý vé máy bay chinatraveldepot. Thường thì mấy trang nổi tiếng đặt vé Trung Quốc là elong hay ctrip... Cái trang này em chưa nghe bao giờ, search tripadvisor, cũng không có lời khuyên hữu ích thôi thì đặt liều. Như đã nói ở trên từ lúc thanh toán đến lúc nhận được vé là một cuộc chiến căng thẳng (em không được chứng kiến). Vé có rồi cũng không thể check in online chả hiểu tính khá thi thế nào.

Hãng hàng không bọn em đi là air china, tiếp viên xấu, đồng phục xấu, máy bay tạm ổn, giá rổ đắt đó 8,4 triệu 2 chiều cho một chiến bay 2h đồng hồ.

Bữa sáng được phục vụ là cháo, trứng muối, bánh mỳ nước uống. Nước uống thoải mái .... phục vụ vài lượt.

Một lời khuyên cho các bác nên chọn bay chuyến bình minh hoặc hoàng hôn, tận dụng được ngày và hơn nữa lại có thể lưu lại những bức ảnh núi tuyết đẹp.

Otofun News
Otofun News

Otofun News

Đáp xuống là một sân bay đẹp với những hàng cây xanh đã chớm đổi màu, hai rặng núi bao bọc lấy sân bay, một bầu trời xanh, đón chúng em là 1 bạn guide trẻ so với tuổi tên Nyma và một bác lái xe mà sau này chúng em đã phải đánh giá là excellent tên Tawa, tên của bác lái xe là mặt trăng còn bạn guide là mặt trời. Có cả mặt trăng và mặt trời trên cùng xe, với 3 con sư tử, 1 nhân mã, 1 xử nữ (chả liên quan gì đến nhau). Lúc trên xe cả lũ còn hăng hái nhưng về đến khách sạn sau đoạn kéo vali có 100m thì cả lũ bắt đầu có những dấu hiệu say độ cao như đâu đầu và thở dốc đi ngủ. Em lơ mơ ngủ được gần tiếng, hai nàng còn lại mất ngủ và có biểu hiện shock, hai bác trai ngủ được, kết luận cứ bạn nào ngủ được thì bạn đó không bị shock độ cao.

Thực ra trước lúc đi bọn em đã chuẩn bị rất nhiều cho việc shock độ cao như tập thể dục, tập thở, uống thuốc hoạt huyết dưỡng não để bảo đảm rằng não hoạt động tốt... Mang thuốc shock độ cao từ nhà đi... Em là đứa chả có tập luyện gì vì đi công tác suốt trước lúc đi lại có trận ốm kéo dài 2 tuần phải chơi kháng sinh liều cao. Vì vậy có thể kết luận việc shock độ cao hoàn toàn không liên quan gì đến tình trạng sức khỏe hay sự tập luyện mà nó liên quan nhiều hơn đến khả năng của từng người.

Sau giấc ngủ trưa kéo đến tận chiều quyết định đi dùng bữa tối, 4 bạn đi ăn một bạn rất mệt mỏi và quyết định ở nhà đợi cơm mang về. Trước lúc đi bạn guide Ný ma có giới thiệu quán ăn ở cạnh khách sạn. Đó là một quán ăn truyền thống Tạng với các món đặc trưng như lẩu bò Yak, momo, ..... Lần đầu ăn bò Yak bạn sẽ thấy nó gây gây và siêu khó ăn... Trộm vía mình đã ăn lần này lần thứ 3 cho nên tạm ổn, các món được gọi ra và thừa rất nhiều vì mệt và không hợp khẩu vị. Cuối cùng ruốc thần thánh đã phát huy tác dụng với cơm trắng. Kết thúc mang cơm về cho nàng còn lại, mọi ý định ban chiều về việc đi phơi sáng tại Potala phải hoãn lại vì tất cả đều mệt mỏi.

Tối đó là một buổi tối vất vả của em vì phải đi thu dọn cái đống sản phẩm shock độ cao của 2 tình yêu còn lại....

Tất cả đều bảo phải cố mà ngủ... ngủ thật ngon vì mất ngủ cũng là biểu hiện của việc shock độ cao.

Mặc dù cố ngủ nhưng vẫn chỉ là giấc ngủ lơ mơ, sáng dậy đầu vẫn nhâm nhẩm đau. Hai anh trai trong đoàn đã bình thường còn một bạn gái đã ok sau cơn khủng hoảng độ cao, một bạn vẫn còn hơi mệt. Cả lũ kéo quân xuống ăn sáng, bữa sáng là 1 trái chuối, 1 cốc trà hoặc cà phê, 1 bánh mì kiểu Tạng, trứng xào thịt bò. Và chúng em về sau đã phát zồ với bữa sáng 6 ngày như 1, có chăng chỉ đồi từ trứng luộc sang trứng xào.

Đáng lẽ buổi chiều mới khởi hành đi thăm Jokhang, nhưng lỡ hẹn Nýma lúc 9h, nên cả lũ quyết định đi thăm vào buổi sáng. Jokhang là ngôi nhà của chúa, là ngôi chùa cổ nhất tại Tây Tạng vé vào cổng là 80Y. Khi bắt đầu đặt tour bọn em chọn hình thức tách biệt tất cả các loại chi phí và tour của chúng em chỉ bao gồm đi lại, khách sạn và hướng dẫn viên. Tour không bao gồm ăn, vé thắng cảnh và tip cho hướng dẫn viên. Lý do chọn hình thức này vì các đồng đội đi trước đều khuyên có rất nhiều tu viện, về sau bội thực tu viện không muốn vào vậy thì tách vé thắng cảnh ra tự trả. Chính sách này đã đúng đắn ở ngày thứ 2 của hành trình khi nàng bị shock độ cao còn mệt quyết định ở nhà và tiếc kiệm 80Y. Dưới quan điểm cá nhân thì 80y là quá đắt cho việc thăm quan Jokhang


Otofun News

Otofun News

Thực ra câu chuyện sốc độ cao nó không đáng sợ như những lời đồn đại và quan trọng nhất là cơ địa của từng người có thích nghi với việc thay đổi áp suất hay không thôi. Đoàn e đi 21 người chả ai bị sao dù trai gái già trẻ đủ cả, đến ngày thứ 10 mới có 3 người quỵ (toàn những ông cao to nhất - trong đó có em) nguyên nhân chỉ là chủ quan tưởng không xi nhê gì nữa nên nhảy nhót hú hét tên đỉnh đèo cao 5200m, sau mới bị lịm dần. Các bác đừng nghĩ là rèn luyện sức khoẻ chạy bộ, leo cầu thang mà thích nghi được nhé. Vấn đề ở Tạng ko phải khoẻ hay yếu mà là có thích nghi với điều kiện ko khí loãng hay ko mà thôi. Ngay sau chuyến bay của e một ngày cũng có 6 nàng kiều cũng cùng cơ quan e, tuổi toàn đôi mươi hừng hực sức sống thế mà vừa hạ cánh xuống sân bay Lhasa lập tức cả 6 nàng đều phải tiêm ngay một mỗi nàng một mũi vào mông và vứt ngay lên máy bay quay trở lại Thành đô nếu như không muốn trở về Việt Nam trong hòm kẽm. Sang Tây Tạng hầu như mặt ai cũng bị phù lên do ô xi ít, độ ẩm lại cao cứ phải hít thở lên tục dẫn đến hơi nước đầy trong phổi. Tất cả những túi bánh kẹo, cà phê hoà tan sang bên đó đều bị căng phồng như quả bóng bay luôn.

Jokhang được coi là trái tim linh hồn của thành phố Lasa, Lasa dịch ra là vùng đất của chúa. Jokhang là sự kết hợp giữa kiến trúc Tây Tạng, Nepal và Ấn Độ. Lúc đầu thì do các người thợ Nepal tiến hành trước. Jokhang lúc đầu được xây dựng cho 2 công chúa là vợ của đức vua Songtsän Gampo (Tùng Tán Cán Bồ), công chúa Bhrikuti của Nepal và công chúa Văn Thành của Trung Quốc. Hai vị công chúa đến mang theo tượng phật như là của hồi môn, hiện nay bức tượng chính của ngôi đền là bức tượng do công chúa Văn Thành mang sang. Ngôi đền xây vào thế kỉ thứ 7 gồm 2 tầng chính, sau đó được mở rộng và cải tạo quia nhiều thời kì.

Phía trong các ngôi đền, chùa đều bị cấm chụp ảnh hoặc thu phí. Jokhang không cho phép chụp ảnh ở trong, cả đội đi lòng vòng và nghe Ný ma giới thiệu về các vị phật, thần.... nhiều quá về sau loạn cả. Trong lúc giới thiệu ở tầng 1 bạn gái thân mến đã đi lạc và chúng em phải lên đến tận tầng 4 mới gặp lại nhau. Từ tầng 4 bạn sẽ nhìn thấy toàn cảnh của quảng trường Barkhor.

Otofun News

Nói một chút về văn hóa tín ngưỡng, Tây Tạng theo phật giáo mật tông. Đặc trưng nhất bạn gặp khi đi xung quang Jokhang đó là 2 hình thức cầu nguyện: tam bộ nhất bái và Ngũ thể nhập địa.

Cái tam bộ nhất bái theo mình thấy chủ yếu là người ta đi kiểu khất thực chứ không phải là dân thực sự cầu nguyện, vì thỉnh thoảng thấy người dân đi qua cho tiền. Ngoài ra còn có hình thức nhất bộ nhất bái đấy ạ.

Otofun News

Còn kiểu thứ hai ngũ thể nhập địa là mọi người hay tại chỗ và lạy, để đảm bảo cho việc lúc lạy hai chân không bị khuỳnh ra, họ còn buộc cả đầu gối vào với nhau. Việc lễ phật tùy mục đích họ có lạy từ 1000 đến 5000 lạy. Mình quay sang hỏi "Ný ma xem cậu í có lạy như thế bao giờ không. Bạn í bảo tao mới có lễ đến 1000 cái thui, mất trọn buổi sáng.

Otofun News

Otofun News

Đội em ở ngay gần quảng trường Barkhor cho nên đi bộ vào thăm Jokhang, khi thăm bất cứ một ngôi đền, tu viện nào ở khu vực Lasa bạn sẽ phải qua một trạm kiểm soát giống như kiểm soát ở sân bay.

Những người dân tạng thường cầm các chuyển luân xa để quay liên tục và đọc kinh cầu nguyện xung quang Jokhang, khi mệt họ sẽ ngồi lại và bàn tán về những câu chuyện.

Otofun News

Người dân Tây Tạng nói chung là có vẻ không thân thiện với cái máy ảnh. Nếu bạn cố tiếp cận và chụp sẽ nhận được những cái lắc đầu, toàn phải bắn kiểu xa xa. Nhưng nếu bạn gặp những người du mục trên thảo nguyên với việc nuôi cừu dê thì bạn sẽ thấy họ không quan tâm bạn chụp hay không và họ rất thân thiện. Bạn có thể chụp thoải mái mà chả cần phải chụp trộm như thế này.

Otofun News

Kiến trúc Tạng các bạn sẽ thấy nó đặc trưng bởi kiểu nhà hình thang (cái này em thấy giống nhà Trình tường của Việt Nam), cửa số mái ngói và tường thường là đối lập nhau về màu sắc. Kiến trúc Tạng là sự kết hợp kiến trúc Hán và Ấn Độ sau đó tạo dựng các nét đặc trưng riêng, các ngôi nhà Tạng thường xây phù hợp với địa hình - Potala là một đặc trưng cho kiểu kiến trúc này. Nhưng em đặc biệt thích các ô cửa sổ trồng hoa như thế này, con gái mà lãng mạn một chút ạ.

Otofun News

Đây nhà khu nhà ở của các thầy tu ở Jokhang, nó kiểu hơi hướng tứ hợp viện, trên cửa ra vào rèm cửa sổ thường có biểu tượng Shrivatsa nút thắt vô tận biểu thị dấu hiệu tốt lành, nó chính là cái nút thắt cát tường trong mấy cái dây đeo của các bạn Trung Quốc trong phim cổ trang.

Otofun News

Otofun News


Sau khi thăm thú Jokhang cả đội quyết định quay về khách sạn thăm đồng đội còn vật vờ và mang thuốc shock độ cao về. Mặc dù mang thuốc shock độ cao (thuốc tây) ở nhà đi nhưng mà cả lũ quyết định mua thêm thuốc tạng để đảm bảo hiệu quả tuyệt đối.

Otofun News


Về đến khách sạn đồng đội đã bình thường và lượn lờ ra ngoài được 30 phút, cả đội quyết định sẽ ăn trưa ngay tại khách sạn, vì các bạn khách sạn nói tiếng anh tốt việc gọi món sẽ dễ dàng hơn và các bác í hay dùng nấu đồ cho các bạn khoai tây chắc là dễ ăn hơn. Nhưng sau khi nhìn xong thực đơn cả đội lại phát hiện ra một điều đau lòng ngoài bò yak ra không có một loại thịt nào khác, may có mấy món salad và khoai chiên, thôi thì cố mà ăn.


Sau bữa trưa cả đội quyết định khoanh chân và nghỉ ngơi để đợi trời nắng rồi kéo quân ra Potala, chả biết các đoàn khác thế nào chứ đoàn em mấy ngày ở Lasa là quần thảo Potala đến chán chê. Bốn giờ chiều cả lũ kéo quân ra Potala trời vẫn trong và xanh, chụp một lô ảnh rồi ngồi đợi phơi sáng. Công cuộc giành chỗ phơi sáng ở Potala có vẻ rất gian nan, chân máy kê sẵn ngồi đợi cả tiếng đồng hồ mà tý lại có các bác có ý định chen vào chiếm chỗ. Đứng cạnh em là một bác gái người Tung của, bác ấy thân thiện lắm, bọn em giao tiếp bằng cử chỉ.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Ngày tiếp theo của hành trình đó là Tu viện Drepung, ở Tibet có 3 tu viện lớn đó là Drepung, Sera và Gaden. Số bọn em khá đen đủi vì hôm đó đi thì Sera các sư không ở nhà debate mà đi tắm suối hết. Nýma kể là vừa có lễ hội lớn và có một cái lễ là tắm ở sông suối thiêng để gột rửa linh hồn. Trời thì lạnh mà rủ nhau đi tắm suối.

Thôi không lan man nữa, quay lại với cái Drepung, các đây tầm 80 năm thì đây là tu viện lớn nhất có thời điểm lên đến 10 ngàn sư nhưng ngày nay chỉ còn 300 thui ạ, được bao nuôi bởi chính phủ Trung Quốc. Drepung nằm trên núi Gambo Utse cách Lasa 5km và được xây dựng bởi một trong 2 học trò chính của Tshongkhapa, Jamyang Choge vào năm 1416, giá vé thăm quan là 60Y ạ, đây là cái vé rất có tính lừa đảo.

Otofun News

Các bác có nhìn thấy cái hình tu viện trên vé không, em thề là bọn em đã có gắng tìm chỗ để chụp như cái vé, hoá ra là thành quả của photoshop.

Drepung, Sera và Gaden từ những năm 50 đã mất đi sự độc lập cũng như thiêng liêng trong con mắt của dân Tây Tạng vì thân với Trung ạ.Và cá nhân em thì đúng là chỗ này bị tàu hoá quá đáng, ở đây bán vé cho máy ảnh ạ, 10Y/ lần. Em thề là em chưa thấy chỗ nào quá đáng như vậy ở các nước khác nó cũng bán vé cho máy ảnh nhưng nó phát một cái phiếu gắn vào máy đi đâu chụp đó mua một lần thôi. Nhưng ở đây thì không, cứ vào một toà nhà là bị thu một lần, về sau cáu quá bọn em chụp trộm, nhưng vì chụp trộm nên cũng chẳng có mấy, mỗi tên chắc chỉ có 1-2 cái ảnh. Đây là cái ảnh em chụp trộm ở nhà ăn, xa xa là bạn đoàn em đấy ạ.

Otofun News

Niềm đam mê mới của tụi em là đi săn sư, nhưng sư ở đây chả thân thiện gì cả cứ thấy máy là che mặt hoặc đi ngõ khác cho nên toàn ảnh chụp lưng.

Otofun News

Otofun News

Gaden Podand trong Drepung là phủ của các Dalai Lama cho đến khi Dala Lama thứ 5 xây Potala. Đây chính là Gaden Podang ạ được xây bởi Dalai Lama thứ 2.

Hồi trước thì Drepung chia làm 4 học viện theo nguồn gốc khu vực của các nhà sư, còn ngày nay thì bao gồm 7 học viện. Vào năm 1951 khi quân Tàu tấn công thì 40% kiếm trúc đã bị phá huỷ nhưng may mắn là toà nhà chính của 4 học viện và Gaden Podang vẫn nguyên vẹn.

Otofun News


Khi đi vào Gaden podang em phát hiện thấy để rất nhiều bát nước ở chỗ bàn thờ các phật. Em có hỏi thì Nýma giair thích là sô bát nước phải là 7 hoặc bội số của 7, về sau đi đến tu viện nào lúc rảnh rảnh em lại đếm và có lúc phát hiện ra nó không phải là bội số của 7 hỏi Ný ma bạn ấy lắc đầu. Về sau em tìm hiểu thì 5 hay 7 đều được nhưng thường người ta lấy 7 vì nó đại diện cho 7 khía cạnh của sự cầu nguyện: lễ bái đức phật, cung tiến cho đức phật, sám hối những lỗi lầm, vui mừng với những điều tốt đẹp của bản thân và người khác, nguyện cầu đức phật ở lại thế giới, khẩn cầu đức phật hướng dẫn người khác, cống hiến công đức của mình và những người xung quanh để chúng sinh có thể hạnh phúc và bình yên.

Otofun News

Ảnh minh hoạ chả liên quan đến nội dung vì em đã nói em không trả 10y để chụp ảnh ở bên trong.

Tại sao lại dùng nước để để cúng vì nước tượng trưng cho sự sung túc, trong sạch tự do và một điểm quan trọng nước không mất tiền nên có thể dễ dàng sử dụng như đồ cúng hàng ngày. Vào mỗi sáng dân Tạng sẽ rót nước lần lượt vào các bát từ trái qua phải vừa rót họ vừa đọc "ám ba ni bát mi hồng", nước sẽ được thu lại vào cuối buổi chiều, không được phép uống hay đổ vào chỗ bẩn, thường dùng tưới cây ạ. Sau đó bát sẽ được úp xuống, không được phép để bát nước đến tối vì ngạ quỳ, ... có thể tưởng nhầm là máu làm chúng sợ là có tội.

Otofun News

Sau khi kết thúc việc lẩn quẩn ở Drepung đáng nhẽ sẽ di chuyển sang Sera nhưng bọn em yêu cầu về khách sạn để đón thành viên còn lại, người thứ 6.

Em đã nói là đoàn em có 6 người nhưng chỉ có 5 bay Hà Nội - Thành Đô, một bạn còn lại đi đường khác. Lúc đầu mua vé HN-TĐ em và hai người nữa định mua xong để quyết định ngày đi rồi mới báo cho bạn ấy nhưng cuối cùng là tự nhiên lòi thêm hai đồng chí nữa, chưa kịp báo thì đã hết vé. Bọn em đợi từ ngày này sang tháng khác, hết đợt khuyến mại này đến đợt khuyến mại khác mà vẫn không có vé. Nản toàn tập....

Cuối cùng bạn ấy đã phải chọn phương án đi đường bộ Hà Nội - Côn Minh, sau đó bay Côn Minh - Lasa. Thế là permit của bọn em phải tách làm hai, 5 chú HN-TĐ-LS, còn 1 chú đi HN-CM-LS, permit của bạn í được gửi về Bằng Tường cho người quen sau đó gửi về Hà Nội. Bạn gái của bọn em một chữ bẻ đôi tiếng Trung không biết, tiếng Anh thì nói chung tàm tạm. Bắt đầu từ Hà Nội sang Lasa một mình, được cái nàng ta nhanh nhảu, vừa xuống bến xe từ Hà Khẩu đi Côn Minh tóm ngay được mấy em du học sinh thế là đi theo rồi em í cũng dẫn đường ra cái trạm tàu điện ngầm lúc ở Côn Minh để ra sân bay. Đến sân bay thì cũng tạm yên tâm, ... lúc 12g Thành Đô cả lũ quay ra quán ăn và đợi bạn í, nhận được tin bạn ấy đã xuống máy bay và cầm theo một đống đồ lỉnh kỉnh của cả đoàn gửi sang. Cái chặng máy bay Côn Minh Lasa hoá ra quá cảnh ở Lệ Giang.

Tầm 1 giờ cả lũ gặp nhau ở trước cổng cái ngõ đi vào khách sạn mừng mừng tủi tủi, thương nàng thân gái dặm trường cả lũ tranh nhau kéo vali cho nàng. Cả đội quyết định về cho nàng nghỉ ngơi và 3 giờ bắt đầu cho Sera.

Sera em chả có gì để nói nhiều vì bọn em có được vào trong đâu cơ chứ, các sư đi tắm rồi. Sera được xây dựng bởi người học trò còn lại của Tsongkhapa, Jamchen Choijey gồm có một Hội trường lớn và 3 học viện vào năm 1419. Bọn em đến nơi sau khi nghe tin các sư đi vắng không có ai debate thế là cả lũ quyết định chụp ảnh check in và về nhà khoanh chân.

Đây là mấy vị sư sót lại không đi tắm suối.

Otofun News

Otofun News

Ngày tiếp theo của hành trình là Potala, cung điện mua đông của các Dalai lama được xây dựng vào thế kỷ thứ 17 bời Daila lama thứ 5, Ngawang Lobsang Gyatso, là Đức Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên để trở thành lãnh đạo tinh thần và chính trị của Tây Tạng.

Để thăm quan Potala bạn phải book vé từ hôm trước, đây là booking vé ạ, gồm hộ chiếu và thời gian thăm quan. Giá thăm quan của Potala là 200Y quá đắt để thăm quan trong 2 giờ đồng hồ, các bác sẽ phải đi qua 2 cửa kiểm tra hành lý và soát vé, bọn em đến vào sáng trời vẫn đang mưa bay bay, nếu bác nào tinh mắt thì xa xa là núi tuyết (ảnh của đồng đội).

Otofun News

Otofun News

Sau khi qua 2 cửa soát cái booking trước khi vào phần cung thất các bác sẽ nhận được cái vé như thế này.

Otofun News

Trước khi Dalai lama thứ 5 chào đời, trường phái Gelug rơi vào khủng hoảng. Một vài năm trước đó trung tâm Tây Tạng đã chia thành hai vương quốc nhỏ, U và Tsang. Các nhà lãnh đạo của U được bảo trợ của Gelugpa, nhưng các nhà lãnh đạo của Tsang hỗ trợ một tông phái phật giáo khác, Kagyu. Các xung đột leo thang thành chiến đấu giữa các tu sĩ của hai trường phái. Trong thời gian ngắn ngủi của vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 4, vị vua của Tsang đánh bại vua U và xưng vua của trung tâm Tây Tạng. Tông phái Gelugpa đã bị mất bảo trợ, Vua Tsang thậm chí bị cấm tông phái Gelugpa tấn phong Dalai Lama thứ 5. Dalai lama sinh năm 1617 trong một gia đình quý tộc, để tránh vua Tsang danh tính của ông vị Dalai Lama đã bị dấu đi, mặc dù ông được một học trò của Dalai Lama thứ 4 xác nhận đó là sự tái sinh của thầy của mình.

Vào thời Dalai Lama thứ 3 đã có sự liên minh giữa Gelugpa và Khan của Mông Cổ, Khan Altan của Mông Cổ chính là người gọi những người đứng đầu tông phái Gelugpa là "Dalai Lama" có nghĩa là "Đại dương của sự khôn ngoan". Vị Dalai Lama thứ 4 để cúng cố mối liên minh này, chính là một đứa trẻ Mông Cổ và Dalai Lama thứ 5 tiếp tục nhận sự bảo trợ chính trị của Khan. Với sự cho phép của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Gushi Khan di chuyển vào miền đông Tây Tạng và bảo vệ lãnh thổ cho Gelugpa chống lại đạo Bon (là tôn giáo cuả dân Tây Tạng trước khi phật giáo du nhập vào). Nhưng Gushi Khan đã không dừng lại ở đó. Ông và quân đội của ông vẫn tiếp tục về phía đông vào trung tâm của Tây Tạng, tấn công và cuối cùng truất vua Tsang.

Vào mùa xuân 1645, Dalai Lama đã xây dựng Potala trên nền cung điện của Tùng Tán Cán Bố.

Otofun News
Otofun News

Cung Potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.

Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Các Potala bao gồm hai nhà nguyện trên góc phía tây bắc đó là phần còn bảo tồn so với ban đầu. Một nhà nguyện là Phakpa Lhakhang, một cái khách là khác các Chogyel Drupuk. Trong cung thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa.

Chuyện ngoài lề: nghe đồn Potala xây trên miệng đồi Hồng, đây là một ngọn núi lửa đã tắt và phía dưới của Potala chính là các mạch ngầm với một trữ lượng vàng lớn.

Khu Cung Thất một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung được xây dựng bên ngoài mất 3 năm và hoàn thiện nội thất trong 45 năm. Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trị và tôn giáo của Đạt-lai Lạt-ma. Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ của ông đã chuyển vào Potrang Karpo (Bạch cung) vào năm 1649 tuy nhiên việc xây dựng kéo dài cho đến tận năm 1969, 12 năm sau khi ông qua đời. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt-lai Lạt-ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác như nhà nguyện ..., nó được xây dựng vào giữa năm 1690 và năm 1694.


Otofun News

Otofun News

Otofun News

Phía trong Potala bạn không được chụp ảnh, sẽ đi theo một chiều thăm quan những căn phòng từng là nơi ở, thư phòng hay đó là các stupa được đúc bằng vàng khối và đính các kim cương, ngọc bích, ruby.... Mặc dù khách phải đăng ký trước hạn ngạch là 1600 khách/ngày và chỉ được giới hạn đi trong tòa chính của Potala trong vòng 2h nhưng việc tắc nghẽn xảy ra thường xuyên, bạn phaỉ xếp thành hàng dài, người chen người để thăm quan những chiếc stupa lộng lẫy. Chiếc stupa của vị Dalai Lama thứ 5 được làm từ 3700 kg vàng, cao 14,86m đính rất nhiều các loại đá quý kím cương, ngọc lục bảo, ruby..

Ở tầng trên cùng của Hồng Cung có một bức Mandala 3D được làm bằng vàng dựng như những tòa cung điện. Bức Mandala trong cùng này có 170 pho tượng vàng của chư Phật, Bồ tát, Độ mẫu, Minh vương,... Thường thì mandala được vẽ trên giấy tơ, cát hoặc là dạng trang thangka. Mandala hay còn gọi là Mạn Đà La là một bức tranh vẽ một vũ trụ hoàn chỉnh ở đó có các thần ngự trị. Bức Mandala ở Potala rất nổi tiếng vì nó được đúc bằng vàng, trang trí bằng các loại đá quý và ở dạng 3D.

Otofun News

Otofun News

Trong khi bọn em thơ thẩn với đống Stupa và Mandala bằng vàng trang trí đá quý thì Nysma lao như bay ra để check in với ban quản lý cho kịp giờ. Khi quay ra các bác sẽ xuống bằng được phía sau của cung điện.

Otofun News

Otofun News

Và không gì tuyệt hơn bằng những hàng hoa trồng dọc theo đường xuống của Potala.

Otofun News

Trên đà tinh thần buổi chiều nắng cả lũ kéo quân ra Norbulingka, cung điện mùa hè. Norbulinka được xây dựng vào năm 1755 bởi vị Dalai Lama thứ 7. Công viên Norbulingka là công viên đứng đầu trong các công viên tại Tây Tạng, thường được dùng để tổ chức các lễ hội, hát và nhảu múa. Trong tiếng Tibet Norbunglingka là khu vườn châu báu, nó gồm nhiều loại hoa như cúc, dạ yến thảo...

Otofun News

Otofun News

Kiến trúc của cung điện Norbulingka chủ yếu được xây dựng bởi Dalai Lama 13 và 14, trước đó ở đây còn có một khu vườn thú nhỏ để giữ những con thú mà các Dalai Lama được tặng.

Otofun News

Dalai Lama 14 đã sống ở Norbulingka trước khi ông lưu vong sang Ấn Độ, vị Dalai Lama sinh năm 1935.

Khi Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 viên tịch vào năm 1933, chính phủ Tây Tạng gặp khủng hoảng trong việc tìm kiếm một người thừa kế. Năm 1935, vị nhiếp chính đi đến hồ thiêng Lhamo Lhatso ở Chokhorgyal, khoảng 90 dặm từ thủ đô Lhasa. Theo truyền thống của Tây Tạng, người ta có thể nhìn thấy mọi việc ở tương lai từ hồ linh thiêng này. Lúc bấy giờ vị nhiếp chính thấy ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma hiện lên giữa mặt nước trong vắt của hồ thiêng, theo sau ba mẫu tự này là bức tranh của một ngôi chùa ba tầng với mái ngói màu xanh lục và một căn nhà có chiếc máng xối kỳ lạ.


Năm 1937, chính phủ Tây Tạng đã gởi những hình ảnh thiêng liêng ấy từ hồ thiêng đến các tỉnh thành của Tây Tạng để tìm kiếm nơi tái sinh của Đạt-lại Lạt-ma. Một phái đoàn tìm kiếm tái sanh được thành lập và đi về hướng Đông Bắc Tây Tạng, vị trưởng phái đoàn là Lạt-ma Kewtsang Rinpoche, Tu viện trưởng Tu viện Sera. Khi phái đoàn đến làng Amdo, họ thấy quang cảnh nơi này giống y như hình ảnh đã thấy dưới hồ thiêng. Lobsang Tsewang cải trang thành người trưởng đoàn, và Lạt-ma Kewtsang cải trang thành người thị giả và họ vào thăm một căn nhà với chiếc máng xối kỳ lạ. Bấy giờ Lạt-ma Kewtsang có mang một xâu tràng hạt (rosary) của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé trong căn nhà ấy đã nhận ra nó và yêu cầu được cầm xem. Lạt-ma Kewtsang hứa sẽ cho nếu chú đoán được ngài là ai. Và chú bé liền trả lời ngay bằng một loại tiếng lóng của địa phương là "Sera aga", nghĩa là "Lạt-ma ở tu viện Sera". Tiếp đó, sư hỏi chú bé vị trưởng đoàn là ai và chú bé đã trả lời đúng, và chú cũng cho biết tên chính xác của người thị giả. Theo sau đó là một loạt trắc nghiệm khác để chú bé chọn lựa những đồ dùng thường ngày của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 và chú bé cũng nhận ra tất cả và nói: "của em, của em". Chú bé ấy chính là Đạt-lại Lạt-ma hiện nay.


Từ những kết quả của cuộc kiểm tra này giúp họ đoán chắc rằng họ đã tìm ra hóa thân mới và niềm tin của họ càng được vững mạnh thêm bởi những ý nghĩa từ ba mẫu tự Tây Tạng đã từng thấy dưới hồ thiêng: Ah là hàm nghĩa cho tỉnh lamdo, nơi chú bé chào đời, Ka là chỉ cho Tu viện Kumbum, một ngôi Tu viện lớn nhất với ba tầng gần nhà của chú bé và Ma là ám chỉ cho ngôi tu viện Karma Rolpai Dorje ở trên ngọn núi của ngôi làng gần bên. Cuối cùng phái đoàn quyết định chú bé ấy là hậu thân của vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13. (wiki)

Otofun News


Dalai Lama thứ 14 tên là Tezin Gyatso, ông bắt đầu quá trình học tập vào năm 6 tuổi và đạt học vị tiến sĩ triết học phật học vào năm 25 tuổi. Vào năm 1959, sau sự bbín mất đọt ngột của các lãnh đạo tinh thần của Kham và Amdo. Cùng với llời mời đột ngột của chính phủ Trung Quốc xem một bộ phim về quân sự mà không có sự đi kèm của vệ sĩ đã dấy lên sự lo lắng về an toàn của Dalai lama. Vào ngày 3/10/1959 hơn 300.000 nngườ dân Tây Tạng đã đổ xuống đường và vây quanh Norbulingka để bảo vệ cho Dalai Lama trước kế hoạch bắt cóc của Trung Quốc. Sau đó cuộc biểu tình đã diễn biến thành cuộc biểu tình đòi độc lập Tây Tạng, chính quyền Trung Quốc đã điều quân đến trấn áp. Đạn pháo đã dội vào Norbulingka và phá huỷ kiến trúc, công trình nghệ thuật.... toàn bộ vệ sỹ và những người lính Tây Tạng, cũng như dân Tây Tạng tàng trữ vũ khí bị xử tử công khai. Trong lúc đó với sự hộ tống của hàng ngàn nhà sư và hơn 80.000 dân Tây Tạng, họ đã đưa Đức Dalai Lama của mình trek qua dãy Hymalaya trong 14 ngày của mùa đông khắc nghiệt. Và môt tiểu Lasa đã ra đời trên đất Ấn.

Otofun News

Em rất có cảm tình với cung điện mùa hè, vì sao các biết không, xây trên một mặt phẳng không phải leo trèo, ở cái xứ 3600m này leo trèo thực sự khá vất vả thêm nữa cung điện có nhiều cây, nhiều oxy dễ thở...


Bọn em nhịn đói thăm cái cung điện này về sau kiếm được hàng bánh gạo tàu, mua ăn tạm, đưa ông anh già nhất đoàn cắn xong anh thoảng thốt sao có mùi bò Yak, khổ thân anh ám ảnh quá đây mà.

Ở Norbulingka thêm một niềm vui bọn em gặp một đội nico, các cô cho bọn em chụp thoải mái vô cùng thân thiện không giống như các vị sư thầy.

Otofun News

Otofun News

Ngày tiếp theo của hành trình quả thực đáng mong đợi, rút kinh nghiệm từ các ngày trước đội em hẹn Ný ma vào lúc 10h để đảm bảo rằng khi thăm Gaden thì trời sẽ nắng. Trời quả thật chiều lòng người khi rời khỏi thành phố trời bắt đầu nắng, những dải mây trắng kéo trên nền trời xanh như vẽ, đập vào mắt đầu tiên đó là một cái hồ vô danh nhưng lung linh như trong chuyện cổ tích.

Otofun News

Dải núi dài màu tối nổi bật trên nền trời màu xanh, soi bóng xuống mặt nước. Những hàng cây ven hồ đã bắt đầu chuyển lá tạo nên một bức tranh sơn dầu với những gam màu đan xen.

Otofun News

Otofun News

Otofun News

Mặc dù vẫn ham hố chụp ảnh ở cái hồ, vì sau 5 ngày bị nhốt trong thành phố Lasa, và chả có cảm giác gì là ở đang ở Tibet. Nhìn thấy hồ nước, hàng cây mây và trời chả muốn rời chân nhưng Ný ma lại lừa đảo cả lũ là chúng mày sẽ gặp nhiều cảnh như thế này trên đường nên cầm phải đến Gaden sớm không thì muộn mất. Nói về Ný ma, bạn í thực ra không phải gốc Tạng mà là gốc Ấn, quê hương của bạn ấy ở biên giới Nepal và Tây Tạng. Bạn í có thể nói tiếng Ấn, tiếng Anh, tiếng Nepal, một chút tiếng Trung và tất nhiên là nói được tiếng Tạng. Nhưng mà tiếng Anh của bạn í là kiểu Anh Ấn siêu khó nghe. Thỉnh thoảng bọn mình có đứa đi lang thang lại lẫn vào đoàn nào đó nghe trộm được vài lời giới thiệu của các bạn ấy nhưng mà các bạn khác nói tiếng anh dễ nghe hơn Ný ma.

Quay lại với Gaden, khi đến chân núi đi lên Gaden nhận được một tin khủng khiếp là Gaden đóng cửa vì sửa đường. Có 2 phương án được đưa ra đó là đi bộ lên một ngọn đồi gần đó và ngắm Gaden hoặc bác Tawa sẽ đưa bọn mình đến một con đường khác ở đó cũng có thể ngắm được Gaden. Bệnh lười nổi lên thế là quyết định đi oto sang đường khác. Đó là một con đường nhỏ lắt léo qua thung lũng rồi lên đồi nơi người dân thả bò, dê.

Otofun News

Otofun News

Dạ đây là phiên bản Gaden xa hàng kilometer của bọn em.

Otofun News

Tu viện Ganden (cũng Gaden hoặc Gandain) hoặc Ganden Namgyeling là một trong những ba tu viện lớn của đại học Phật giáo Gelug của Tây Tạng. Tu viện Ganden được thành lập năm 1409 bởi Je Tsongkhapa, người sáng lập của tông phái Gelug. Tsongkhapa sinh năm 1357 trong một gia đình có sáu con trai, khi có thai ông mẹ ông thường xuyên mơ thấy Avalokiteshvara (Quan thế âm), và một số vị phật khác. Từ chỗ chôn dây rốn của ông đã mọc lên một cây đàn hương mà mỗi chiếc lá của nó là một bức tranh tự nhiên có hình phật, nơi đấy về sau xây chùa Kumbum.

Gaden trong tiếng Tạng có nghĩa là Thiên đường, nó đã bị phá hủy sau năm 1959, nhưng từ đó đã được xây dựng lại và sửa chữa một phần vào năm 1980. Vì không được thăm quan nên bọn em đành nhảy múa ở bên ngoài.

Otofun News

Vì không được đi Gaden cả đội quyết định quay lại khám phá cái hồ, đi sâu và phía bên trong hồ và ngắm nhìn những hàng cây lá vàng.

Otofun News

Otofun News

Sau 6 đêm lăn lộn ở Lasa, tụi em phải rời Lasa vào lúc 6 giờ sáng, cả đội xuống quầy lễ tân để check out nhưng em lễ tân vẫn đương ngủ. Các hình thức nhẹ nhành để đánh thức em được bắt đầu: đó là bật đèn sảnh... gọi nhẹ... gọi lớn hơn tý, Ný ma đã đứng ngoài cửa nhưng không ai mở cửa. Leader (anh giai già nhất đoàn, già nên mới được làm lead) quyết định sẽ gõ gõ cho bạn dậy, sau mọi thủ đoạn em í đã choàng tỉnh khỏi cơn mơ và dậy đưa cho lũ khách phiền nhiễu một đống đồ ăn sáng: bánh ngọt dừa, chuối và nước lọc. Cả lũ lếch thếch kéo những chiếc vali khỏi khách sạn thương yêu. Lý do cả lũ phải rời đi sớm thế là do Nýma nhận được tin đường sẽ cấm vào lúc 9 giờ sáng tại Yamdrok. Lúc rời khỏi thành phố trời vẫn còn tối, qua khỏi thành phố đi dọc theo một con sông, con sông này đẹp hệt như cái hồ hôm qua, cả đoàn vẫn lơ mơ ngủ chỉ có mình cô đơn thao thức.

Tầm 8h sáng đến trạm soát vé (nhân viên bán vé chưa làm việc) tiếc kiệm được 60Y, cả lũ hí hửng bảo có khi lần sau khi thức dậy đi sớm để tiếc kiệm tiền vé. Đoạn đường tiếp theo là leo lên cái view để nhìn xuống hồ Yamdrok, những con đường này siêu quanh co và lòng vòng, chả khác gì đường Hà Giang nhà mình được cái đường đẹp hơn. Khi lên đến độ cao 4800m chúng em bắt đầu nhìn thấy hồ Yamdork.

Otofun News

Danh sách các hồ thiêng ở Tibet ạ

1. Namtso Lake— Hồ Thiên đường, là hồ nước mặn cao nhất thế giới ạ

2. Basum Lake — Em chả biết dịch như thế nào Nói chung là Nơi đặt vương tọa của thần mặt trời , là hồ nước ngọt lớn nhất Tây Tạng

3. Tangra Yumco Lake Là hồ thiêng của đạo Bon (đạo tồn tại trước Phật Giáo ở Tây Tạng)


4. Raksas Tal Lake— Hồ của ác quỷ

5. Tiếp theo là Manasarovar Lake - Hồ Bất khả chiến bại, phật tử nghĩ rằng Manasarovar là hồ linh thiêng nhất, một món quà mà Shengledazun (thần đã tạo ra những học thuyết Phật giáo) ban cho thế gian. Nước thánh của nó có thể rửa sạch nỗi buồn và sự tà ác ở đáy của con tim. Đó cũng chính là thánh địa lâu đời nhất và thiêng liêng nhất của Phật giáo, Ấn Độ giáo, và đạo Bon . Manasarovar được coi là hồ hoàn hảo của tinh thần, thiên đường thực sự của vũ trụ, và Shangri-La của các vị thần. Nó nằm ở Ngari cách Tây Tạng 2000km về phía Tây

7. Lhamo La-tso - là hồ thiêng liêng nhất trong Phật giáo, nó có hình dạng như đầu sọ của người, khi có bất kỳ một Đức Dalai Lama nào qua đời, thị giả sẽ đến hồ để tìm hiểu các dấu hiệu của chuyển thế linh đồng.

8. Yamdrok Lake— có nghĩa là hồ nước màu xanh ngọc bích trên đồng cỏ

Ngoài ra còn có hồ

Siling Lake —Hồ ma và còn hồ Pangong Tso Lake, cái hồ này nằm ở Ladakh, Ấn Độ (hẹn các bác trong bài năm sau)


Yamdork Lake là một trong 4 hồ thánh: Namtso Lake, Manasarovar Lake và Lhamo La-tso. Hồ được tôn sùng như một lá bùa và được cho là một phần của cuộc sống tinh thần của Tây Tạng. Trước con mắt của người Tây Tạng nó được coi là những chiếc khuyên tai màu ngọc lam trên tai của một nữ thần

Vì bọn em đến lúc tầm 8h30 sáng cho nên trời vẫn còn âm u, chưa lên được màu xanh của trời nhưng màu xanh của nước thì như ngọc và hồ cứ dài hun hun, xa xa là đỉnh núi tuyết trắng. Ný ma liên tục nhắc nhở, không được ở bên ngoài quá lâu vì ở đây khá cao và gió mạnhcó thể bị cảm, bị shock độ cao. Và thêm một nhắc nhở nữa đó là 9h cấm đường.

Otofun News

Trời đã bắt đầu hửng nắng, dù chưa nhìn thấy mặt trời nhưng nắng xuyên qua mây làm sáng rực các đỉnh núi hứa hẹn là một ngày đẹp trời.

Otofun News

Khi đội em xuống đến trạm kiểm soát của đường hồ Yamdrok thì một tin dữ đã ập đến đó là đường đã bị cấm từ lúc 8 giờ sáng thay vì 9 giờ như tin của Nýma, và tận đến 1h chiều đường mới thông. Ngần ngơ không biết làm gì thế là quyết định mua 1 bình trà sữa nóng ngồi nhâm nhi và chơi tiến lên. Các bác Trung Quốc đầy ánh mắt tò mò với kiểu chơi bài tẹt mũi hoặc búng tai của mấy đứa. Đang trên đà hăng say thì anh trai còn lại trong đoàn chạy về thông báo, hồ đẹp lắm xuống đi (nói là chạy về chứ thực ra là lê lết về vì vận động nhiều cụ đang bị shock độ cao). Thế là cả lũ quyết định kéo quân xuống hồ, trời đã nắng lên.

Otofun News

Otofun News

Ở hồ Yamdrok có chuyện hay nhất để kể đó là em cùng một em gái trong đoàn đang xí xớn chụp ảnh thì có 2 bạn gái người Trung Quốc đi ra. Hai bạn xổ một tràng tiếng Trung, hai con bé ngơ ngác chỉ nói được mỗi câu là tao không biết bằng tiếng Trung. Hai bạn cũng hiều ra, nói bằng tiếng anh là tao đang vội mày cho tao chụp trước. Ờ mình có thời gian nhường nó tý cũng được, bọn em như hai chú chim cánh cụt đi ra.

Otofun News

Dự tính ban đầu là cấm đường đến 1 giờ, nhưng lúc 12 giờ 30 phút, các bạn thông báo là đường đã thông, cả lũ kéo lên theo tiếng gọi của Ný má. Thôi tạm biệt hồ Yamdork, hồ được coi là đẹp nhất trong các hồ ở Tây Tạng nhưng em thích Namtso hơn, ở Namtso cũng có những bức ảnh đáng nhớ hơn.

Otofun News

Sau khi rời khỏi hồ Yamdrok bọn em được Ný ma đưa đến một nhà hàng phục vụ khách tây là chính, các bạn í có món canh đậu phụ rất ngon và món vịt rán giòn siêu mặn, vịt các bạn hun khói sau đó mang đi rán, chuyến này đi bị bệnh lừoi chả chụp cái ảnh món ăn nào cả.

Rời khỏi thị trấn nhỏ là đi đến những con đường siêu đẹp, đường đâu mà đẹp thế không biết:

Otofun News

Bọn em đi đúng vào lúc lúa mì đang chín rộ lên, ở Tây Tạng có 2 mùa thu hoạch đó là tháng 9 là lúa mỳ và tháng 4-5 là tiểu mạch. Lúa mỳ chín vàng ươm dọc 2 bên đường đi, em cứ lật hết từ bên này qua bên kia, đoàn em toàn người thích chụp ảnh, nên các hàng ghế trước rồi cạnh cửa sổ cứ là phải thay nhau đổi chỗ.

Otofun News

Bạn Ný ma giới thiệu bên kia ngọn núi tuyết chính là Bhutan, ước mơ đặt chân đến vùng đất hạnh phúc nhất thế giới này chắc còn phải lâu lắm.

Otofun News

Nhiều lúc gặp những đoạn rất đẹp nhưng vừa dừng cách đấy mấy phút lại dừng tiếp sợ bị Ný ma càm ràm nên thôi, vì các sự đó mà về sau cứ tiếc mãi không thôi.

Otofun News

(Còn nữa)

Trên đây là những chia sẻ của thành viên Chuot_ngo, diễn đàn OtoFun.BBT OF News xin trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được chia sẻ của các thành viên khác trên diễn đàn.

Để xem chi tiết bài viết, mời độc giả đọc Tại đây.

Đọc tiếp
Theo LĐCĐ
Bạn thấy bài viết thế nào?
Kém Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt
Hashtag:

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Porsche 911 Dakar khám phá những vùng đất huyền thoại

Porsche 911 Dakar khám phá những vùng đất huyền thoại

Chủ nhân Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, anh Hoàng Anh lựa chọn mẫu xe này vì mong muốn một chiếc xe thể thao có thể đi địa hình, để thực hiện nhiều chuyến đi khám phá những vùng đất huyền thoại.
Jeep Caravan lần 3: Lan tỏa yêu thương - Cùng em đến trường

Jeep Caravan lần 3: Lan tỏa yêu thương - Cùng em đến trường

Đoàn Jeeper vượt qua ngàn cây số để mang yêu thương đến với đồng bào thiểu số vùng sâu vùng xa, giáo viên và các em học sinh tại các điểm trường đặc biệt khó khăn thuộc huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông và huyện K’Bang, Gia Lai.
Jeep Caravan: Từ suối rừng La Ngâu đến vùng biển Vĩnh Hy đầy gió

Jeep Caravan: Từ suối rừng La Ngâu đến vùng biển Vĩnh Hy đầy gió

Vào đầu tháng 7, Jeep Vietnam Automobiles đã tổ chức thành công chuyến đi mùa hè cho gia đình Jeeper Việt Nam, đưa họ từ suối rừng La Ngâu đến bãi biển Vĩnh Hy, tạo nên nhiều kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình.
Khám phá Pakistan mùa xuân tuyệt đẹp qua ống kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Khám phá Pakistan mùa xuân tuyệt đẹp qua ống kính nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng chia sẻ những cảm xúc khó quên sau hành trình 12 ngày khám phá Pakistan mùa xuân.
Hành trình off-road Tà Đùng - Đà Lạt của Jeep Caravan: những trải nghiệm đáng nhớ

Hành trình off-road Tà Đùng - Đà Lạt của Jeep Caravan: những trải nghiệm đáng nhớ

Tp. HCM - Tà Đùng – Đà Lạt là cung đường được Jeep Việt Nam lựa chọn để thực hiện chuyến caravan đầu tiên trong năm 2023. Chuyến đi lần này đã mang đến cho các Jeeper một hành trình tuyệt vời khi được khám phá núi rừng Tây Nguyên với những trải nghiệm rất riêng mà nếu không phải là Jeeper, bạn sẽ không bao giờ có được.
Ông bà U80 và con cháu xuyên Việt 5.500km trong 14 ngày cùng Ford Everest

Ông bà U80 và con cháu xuyên Việt 5.500km trong 14 ngày cùng Ford Everest

Tổng quãng đường di chuyển lên tới 5.500km, đi qua 17 tỉnh thành từ Nam ra Bắc trong hơn 14 ngày, đại gia đình 3 thế hệ nhà anh Thịnh bao gồm bố mẹ vợ, vợ chồng anh cùng 3 con đã có một chuyến hành trình phượt xuyên Việt đáng nhớ cùng chiếc Ford Everest.
Vũng Tàu Bigbike Mania: Hòa mình cùng cộng đồng đam mê xe mô tô

Vũng Tàu Bigbike Mania: Hòa mình cùng cộng đồng đam mê xe mô tô

Trong 2 ngày 18/2 và 19/2 vừa qua, Đại hội mô tô chuyên nghiệp Vũng Tàu Bigbike Mania do Công ty Honda Việt Nam (HVN) tổ chức với sự ủng hộ và hỗ trợ của chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng Liên đoàn Xe đạp Mô tô Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra tại thành phố Vũng Tàu, thu hút đông đảo khách hàng đam mê với các dòng xe phân khối lớn.
Chinh phục đồi Hích, thác Hiêu cùng Nissan Navara 2022

Chinh phục đồi Hích, thác Hiêu cùng Nissan Navara 2022

Những cải tiến ấn tượng của Nissan Navara VL 2022 giúp chúng tôi có chuyến trải nghiệm ngắn ngày đầy phấn khích tại đồi Hích và thác Hiêu (Pù Luông, Thanh Hóa).
Khám phá Pù Luông cùng Nissan Navara 2022

Khám phá Pù Luông cùng Nissan Navara 2022

Hơn chục thành viên cùng ba chiếc bán tải Navara, một phiên bản VL đời 2015, hai chiếc còn lại đời mới nhất gồm bản 4WD Cao cấp và một phiên bản Pro4X, đoàn chúng tôi trải qua ba ngày khám phá Pù Luông với những trải nghiệm hấp dẫn nhất.
Honda RS – giá trị cốt lõi tạo nên trải nghiệm vận hành đậm chất Honda

Honda RS – giá trị cốt lõi tạo nên trải nghiệm vận hành đậm chất Honda

Khác với RS đến từ các thương hiệu khác là tập trung vào tính thể thao và xe đua, khái niệm RS được Honda tạo ra là “Road Sailing” – lướt đi trên đường.

Đọc nhiều

Tâm sự hai cha con thoát nạn khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Tâm sự hai cha con thoát nạn khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Chiếc xe bán tải Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải trong tai nạn liên hoàn nhưng chủ xe và con nhỏ đã may mắn tai qua nạn khỏi.
Tìm được chiếc Mitsubishi Xpander bị ăn trộm: Từ một thông báo thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Tìm được chiếc Mitsubishi Xpander bị ăn trộm: Từ một thông báo thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Chiếc Mitsubishi Xpander bị ăn trộm ngay tại bãi xe trong chung cư ở Hà Nội đã được tìm thấy một cách ly kỳ sau 8 ngày mất tích.
Khoảnh khắc trước khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Khoảnh khắc trước khi chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải

Chủ nhân chiếc Ford Ranger bị kẹp giữa hai xe tải trong vụ đâm liên hoàn vừa gửi clip camera hành trình quay cả phía trước lẫn sau xe cho thấy rõ tình huống diễn ra như thế nào.
Xe tập lái va chạm xe tải, chi tiết dưới chân học viên gây tranh cãi

Xe tập lái va chạm xe tải, chi tiết dưới chân học viên gây tranh cãi

Vụ việc xe tập lái va chạm xe tải tại một ngã tư không có đèn giao thông ở Phủ Lý, Hà Nam đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn đã bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra vào chiều nay (27/3).
Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Sau giai đoạn nhích khẽ giá bán vào cuối năm 2023, Mazda CX-5 lại giảm giá mỗi xe 10 triệu đồng, chỉ còn từ 749 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất.
Doanh số xe điện VinFast tại Mỹ tăng lên bao nhiêu trong quý I/2024?

Doanh số xe điện VinFast tại Mỹ tăng lên bao nhiêu trong quý I/2024?

So với cùng giai đoạn này của năm ngoái, trong quý I/2024, doanh số xe điện VinFast tại Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng tới 742,7%.
Người dùng Thái Lan tố cáo xe MG chất lượng kém ngay tại triển lãm ô tô Bangkok

Người dùng Thái Lan tố cáo xe MG chất lượng kém ngay tại triển lãm ô tô Bangkok

Một chủ xe tại Thái Lan đã chơi chiêu "độc" khi mang băng rôn vào Triển lãm Ô tô quốc tế Bangkok để tố cáo xe MG chất lượng kém.
Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

BMW CE04, một trong những mẫu xe máy điện đầu tiên của BMW Motorrad, đã chính thức có mặt tại Việt Nam với mức giá "chào bán" gần 569 triệu đồng, trở thành một trong những mẫu xe máy điện đắt nhất thị trường hiện ...
Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider ra mắt khách hàng Việt Nam hoàn toàn mới đến với khách hàng Việt Nam. Đây là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ và nhẹ hơn so với mẫu 720S tiền nhiệm. đã chính thức giới thiệu mẫu siêu ...
Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

TC Motor vừa công bố điều chỉnh mức giá niêm yết Stargazer bản Tiêu chuẩn xuống còn 489 triệu đồng và ra mắt hai phiên bản mới là Hyundai Stargazer X và X Cao cấp.
Chi tiết những thay đổi nâng giá trị của Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak

Chi tiết những thay đổi nâng giá trị của Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak

Ford Everest Platinum và Ranger Stormtrak vừa ra mắt sở hữu những chi tiết tạo nên sự khác biệt và không thể tìm thấy từ các đối thủ trên thị trường.
Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025

Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025

Xe bán tải Kia đầu tiên mang tên Tasman 2025 sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Toyota Hilux, Ford Ranger và Isuzu D-Max.
Suzuki Jimny 2024 ra mắt thị trường Việt sau nhiều lần lỡ hẹn

Suzuki Jimny 2024 ra mắt thị trường Việt sau nhiều lần lỡ hẹn

Sáng nay, 10/4 Suzuki Jimny 2024 đã chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng Việt sau nhiều lần lỡ hẹn. Mẫu xe địa hình cỡ nhỏ này được bán với mức giá 789 triệu đồng và lô xe Suzuki Jimny 2024 đã có ...
Phiên bản di động