home

Bật đèn chiếu sáng ban ngày - lợi hay hại?

06:18 | 29/12/2015
Liệu ở một nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, đèn chiếu sáng ban ngày có thực sự phát huy hết tác dụng?

Những ngày gần đây, Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia đề xuất đưa ra quy định bắt buộc bật đèn xe máy ban ngày nhằm giảm tai nạn giao thông (TNGT) vì nhiều nước đã có quy định này. Nhưng trên thực tế, điều đó có thực sự cần tại Việt Nam?

Otofun News

Nguyên nhân của quy định

Quy định về việc bật đèn chạy xe ban ngày (daytime running light/lamp hay DRL) đã được khởi xướng từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước tại các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Điều này bắt nguồn từ việc ở các nước ôn đới và hàn đới (vĩ độ cao) có thời gian ánh nắng chiếu không nhiều. Đặc biệt ở các nước càng gần cực bắc như Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan, Canada, có những ngày đông gần như không có ánh Mặt Trời. Bên cạnh đó, vào những ngày sương mù hoặc tuyết rơi, tầm nhìn rất hạn chế và đường rất trơn trượt. Do đó việc bật đèn xe kể cả ban ngày khi tham gia giao thông ở những nước này gần như là hiển nhiên nhằm tránh bị phương tiện khác va chạm phải.

Otofun News

Tại các nước Bắc Âu về mùa đông thường không có ánh Mặt Trời


Tuy vậy, hiệu quả mà DRL mang lại không đồng nhất ở các quốc gia. Như tại Mỹ, theo thống kê của Uỷ ban An toàn Giao thông và Cao tốc Quốc gia (NHTSA) hồi 2008 cho thấy, DRL không mang lại hiệu quả đáng kể nào trong việc giảm tần số hay mức độ nghiêm trọng của các vụ va chạm, chỉ ngoại trừ các vụ va chạm giữa 2 phương tiện của xe van và xe tải hạng nhẹ giảm đi 5,7%. Ngoài ra, chỉ ở các nước Scandinavi (hay Nordic), hiệu quả của DRL mới cao gấp 3 lần so với các nước ôn đới có bầu trời tương đối sáng.


Chuyện xứ người

Nhưng dù sao châu Âu (EU) cũng đã bắt đầu áp dụng quy định trang bị DRL cho các phương tiện tham gia giao thông từ 2011 sau 3 năm dự thảo. Quy định này trước hết được khởi xướng từ Thuỵ Điển từ 1977 vì đây là quốc gia có bầu trời thiếu nắng vào mùa đông. Rồi đến lượt Na Uy vào 1986, Anh vào 1987, Iceland vào 1988 và Đan Mạch trong 1990. Tuy vậy, quy định này chỉ đòi hỏi các phương tiện phải trang bị DRL (dù là tự sản xuất hay nhập khẩu), còn về thời gian sử dụng thay đổi ở từng nước. Có nước chỉ yêu cầu sử dụng vào những ngày đông hoặc tại một số tuyến đường. Có nước quy định chỉ sử dụng ngoài những khu vực đông dân cư để tránh gây phiền phức...

Otofun News

Hệ thống DRL chuyên dụng của Thuỵ Điển trong những năm 1970


Còn bên kia Đại Tây Dương, Canada bắt đầu quy định các phương tiện phải trang bị DRL bắt đầu từ 1990. Và hầu hết đều được "sao chép" lại quy định của các nước Scandinavi. Sau đó, Mỹ cũng "học tập" theo Canada bằng một dự thảo năm 1990 cho phép (chứ không bắt buộc) các phương tiện ở Mỹ được trang bị DRL. Song tại đây, đã nảy ra nhiều cuộc tranh cãi về chuẩn DRL được phép dùng, cũng như tính phiền phức của trang thiết bị này.


So với thái độ trung lập hoặc ủng hộ DRL ở Canada, tại Mỹ mọi thứ khác biệt hơn. Đã có hàng ngàn đơn phàn nàn về DRL được gửi lên Bộ GTVT của Mỹ (DOT) về độ chói mà những chiếc đèn này gây ra cho các phương tiện khác, ngay sau khi quy định cho phép DRL được thông qua. Đến 1997, sau khi xem xét lại các đơn phản ánh cũng như đo đạc lại giới hạn độ sáng 7.000 cd trong thực tế sử dụng, DOT đề ra dự thảo giới hạn lại cường độ sáng tối đa cho DRL xuống còn 1.500 cd, gần bằng mức 1.200 cd của EU và giống với mức mà Canada từng đề xuất lúc đầu.


Song đã có 2 luồng ý kiến trái chiều về dự thảo này. Trong phần trưng cầu ý kiến cộng đồng của NHTSA, đa số dân Mỹ ủng hộ việc giảm cường độ sáng DRL hoặc thậm chí là loại bỏ luôn khỏi các tuyến đường của nước này. Trong khi đó các hãng sản xuất xe của Mỹ mà dẫn đầu là General Motors (GM), vốn tiên phong trong việc làm ra các mẫu xe có DRL, đã đi theo hướng ngược lại. GM cực lực phản đối việc áp dụng mức 1.500 cd giống Canada. Theo họ việc áp dụng quy định mới sẽ làm tốn kém không ít chi phí để sản xuất lại các mẫu DRL công suất thấp. Còn các hãng xe châu Âu, ngược lại, vốn đã "quen" với chuẩn 1.200 cd nên không phản đối gì dự thảo này.

Otofun News

Otofun News

Một số nước cho dùng đèn pha giảm công suất với chức năng DRL


Có lẽ do GM đã làm áp lực lớn với chính phủ Mỹ, nên tới 2004, dự thảo giảm cường độ sáng DRL đã bị huỷ bỏ. Hãng này thậm chí còn làm đơn kiến nghị yêu cầu mọi phương tiện tại Mỹ phải có DRL, kèm theo những bản nghiên cứu an toàn "ủng hộ" việc trang bị DRL. Song đến 2009, NHTSA đã từ chối GM với lời đáp: "Uỷ ban vẫn giữ quan điểm trung lập với chính sách liên quan tới việc bổ sung DRL lên các phương tiện. Chúng tôi không tìm thấy dữ kiện nào cung cấp đầy đủ một lợi ích an toàn dứt khoát vốn phù hợp với quy định của Liên bang. Các nhà sản xuất vẫn có thể tiếp tục tự đưa ra quyết định về DRL trên phương tiện của họ".


Ảnh hưởng môi trường và hình thái


Tuỳ theo quốc gia, việc áp dụng DRL có nhiều hình thái khác nhau. Một số nước yêu cầu DRL là một đèn chiếu sáng riêng. Một số lại cho phép sử dụng đèn pha (headlamp) có sẵn trên xe, nhưng ở chế độ chiếu gần (low beam) hoặc chiếu xa (high beam) với công suất bị giảm bớt. Vài nước cho phép dùng đèn sương mù (fog lamp) mà ở Việt Nam gọi là đèn demi với chức năng tương đương DRL. Thậm chí là sử dụng đèn tín hiệu (signal lamp) ở chế độ bật liên tục (không nháy).

Otofun News

So sánh khi dùng đèn pha làm DRL ở hết công suất (trái) và giảm công suất (phải)


Tương tự, tuỳ theo hình thái áp dụng, mỗi kiểu DRL sẽ gây ra các ảnh hưởng khác nhau lên bản thân phương tiện tham gia giao thông. Phần lớn các ảnh hưởng liên quan tới tuổi thọ của đèn (nếu dùng luôn cả đèn pha của xe), mức tiêu hao nhiên liệu và độ an toàn khi xét tới các yếu tố khác.


Tại châu Âu, để đảm bảo các tiêu chuẩn khí thải đối với môi trường, bắt đầu từ 2011, các loại DRL ở khu vực này được khuyến khích dựa trên đèn LED vốn tiêu thụ chỉ khoảng 5W điện (do động cơ tạo ra). Các loại đèn phổ thông dựa trên dây tóc (kể cả đèn pha) vốn có công suất tới hơn 200W đều không được khuyến khích dùng làm DRL ở châu Âu. Một yếu tố khác nữa là việc dùng DRL chuyên biệt (không dựa trên đèn pha hay đèn tín hiệu) còn góp phần làm tăng tuổi thọ cho đèn pha. Vì hầu hết mọi loại đèn đều có tuổi thọ nhất định.


Otofun News

Tại châu Âu hiện nay, hầu hết DRL đều là đèn LED


Việc "đốt" liên tục cả đêm lẫn ngày sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ của đèn dây tóc. Tại Anh vào 2006, Bộ GTVT nước này cũng nhận thấy hệ thống DRL 42W giảm đáng kể lượng xăng tiêu thụ cũng như khí CO2 thải ra so với việc dùng đèn pha 160W có sẵn trên phương tiện.


Chuyện ở Việt Nam

Có thể thấy DRL được ra đời dựa trên điều kiện chiếu sáng của từng khu vực địa lý. Ở các nước ôn đới và hàn đới, không cần bàn cãi về lợi ích của việc bật đèn ban ngày để giảm thiểu TNGT. Song với xứ nhiệt đới có số giờ nắng nhiều như Việt Nam, ý tưởng bật đèn ban ngày để tránh TNGT dường như không hợp lý. Ngay chính tại Mỹ, quy định này cũng gặp nhiều ý kiến không đồng thuận. Nhiều người còn cảm thấy phiền phức vì bị các hệ thống DRL công suất lớn rọi sáng trực tiếp vào mặt.


Otofun News

Thực tế ngay tại Mỹ, những ngày nắng nhiều thì DRL... vô dụng


Trên thực tế, bật đèn ban ngày được áp dụng tuỳ theo điều kiện thời tiết ở một số nước. Ví dụ nếu trời mưa to hoặc có sương mù, hoặc khói mù do đốt rơm rạ, cháy rừng... thì việc bật đèn là cần thiết. Nhưng nếu trời sáng tỏ và tầm nhìn gần như không hạn chế thì bật hay không bật, tác dụng cũng không lớn.


Ngoài ra, xét riêng tình hình nước ta, việc người dân sử dụng đèn pha không đúng quy định khá nhiều. Rất nhiều người không phân biệt được chế độ chiếu gần và xa khi sử dụng đèn pha. Chỉ điều này cũng đã gây ra không ít TNGT hoặc thậm chí là ẩu đả giữa những người đi đường. Có thể kể ra một số vụ án chết người chỉ vì bật đèn chiếu xa rọi vào mắt, ví như vụ cầm dao đâm chết người ở Tiền Giang hôm 26/11 vừa qua cũng chỉ vì cái đèn pha.


Otofun News

DRL sẽ hợp lý hơn nếu hướng đèn rọi xuống mặt đất thay vì chiếu thẳng


Tuy Uỷ ban ATGT nêu ra việc bật đèn ban ngày có thể giảm 500 người chết/năm vì TNGT. Nhưng không biết Uỷ ban này đã tính tới các vụ việc bị lạc tay lái do đèn pha rọi vào mặt (đặc biệt là đèn xenon không có gương cầu) hay không? Hơn nữa, con số 500 kia đưa ra được dựa trên căn cứ nào?


Cũng có một số tình huống khác mà đèn pha tỏ ra "bất cập" khi dừng xe ở ngã tư. Hàng loạt phương tiện bật chế độ chiếu xa cùng chiếu về chiều ngược lại, vô hình trung khiến cho việc tham gia giao thông còn trở nên nguy hiểm hơn trước.


Thêm vào đó, các quốc gia đang hướng tới mục tiêu cắt giảm phát thải CO2 để hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng hơn 2 độ C vào cuối thế kỷ. Việc bật đèn pha (dây tóc) liên tục liệu có phù hợp với bối cảnh hiện nay? Ấy là chưa tính đến chi phí xử lý môi trường khi số lượng đèn pha "hết đát" gia tăng vì phải bật liên tục cả ngày lẫn đêm. Về lý thuyết người dân sẽ vứt đi những chiếc đèn quá tuổi và thay bóng đèn mới vào. Những chiếc bóng bị vứt đi sẽ được xử lý thế nào?



Otofun News

Tại Việt Nam, hiện đã có một số nơi độ lại đèn demi với chức năng gần giống DRL


Quy định bật đèn xe ban ngày mà Uỷ ban ATGT đưa ra được dựa trên việc áp dụng ở một số nước châu Á, bao gồm cả những nước có nắng nhiều như Thái Lan, Malaysia, Singapore... Luật áp dụng chủ yếu trên xe máy, moto, khi người lái xe ôtô có thể phát hiện các xe máy đi cùng chiều ở phía sau thông qua gương chiếu hậu từ rất xa, giảm thiểu được tai nạn khi cho xe rẽ phải, rẽ trái, nhất là khi đi trên quốc lộ. Ngoài ra, khi đi đường đồi núi, quanh co, đường khuất tầm nhìn có gắn gương cầu lồi, các xe ngược chiều vào cua phát hiện được các xe ngược chiều từ xa.


Tuy nhiên, ở tất cả các nước trên thì xe máy có số lượng ít hơn hẳn so với ô tô và khi xảy ra va chạm thì xe máy sẽ bị thiệt hại hơn, kích thước xe máy nhỏ hơn nên việc bật đèn sẽ giúp tăng khả năng nhận diện xe, nhất là trên các tuyến đường vắng. Tại Việt Nam, xe máy là phương tiện giao thông chính, trong nội đô xe máy nếu đồng loạt bật đèn xe ban ngày có lẽ sẽ gây chói, ít có tác dụng phát hiện xe (trường hợp xe ô tô đi cùng chiều phía trước sẽ thấy một loạt đèn rọi vào gương hậu). Việt Nam có những ngày hè nắng chói chang, đeo kính râm vẫn còn bị chói mắt, liệu có thêm một loạt đèn pha xe máy (và cả ô tô) có gây thêm loạn ánh sáng, chưa kể đèn mà bật ban ngày nắng chói thì không có tác dụng, ánh sáng ban ngày át hết ánh sáng đèn xe?


Đèn DRL sẽ có công suất nhỏ hơn đèn pha thông thường, vậy trong điều kiện ánh sáng chói loà của mùa hè thì ánh sáng yếu ớt đó có được nhận ra, thậm chí ở nơi vắng xe vắng người? Các nước áp dụng quy định bật đèn ban ngày thì xe cũng được thiết kế để có loại đèn riêng dùng cho ban ngày, vậy hàng chục triệu xe máy hiện nay phải đi thay đèn hay thế nào? Nếu dùng đèn pha sẽ rất chói, còn đèn cos thì có vấn đề là nhiều người còn chẳng biết phải điều chỉnh pha/cos thế nào?


Trong trường hợp Việt Nam vẫn áp dụng luật bật đèn ban ngày, nên chăng cần có một giai đoạn thử nghiệm, và xem xét có nên "bắt buộc" xe máy phải bật đèn suốt ngày, hay sẽ chỉ áp dụng theo khung giờ nhất định, hoặc theo mùa?Trong một lựa chọn "thân thiện với môi trường", các hệ thống DRL dựa trên LED có vẻ sẽ phù hợp hơn. Chúng không chỉ tiết kiệm nhiên liệu hơn mà cũng không làm giảm tuổi thọ các đèn dây tóc sẵn có. Vì dù sao, nếu chúng ta đã muốn "học theo" nước khác thì nên chọn mô hình tiên tiến nhất mà "học". Trong trường hợp này là mô hình của EU khi áp dụng DRL dạng LED.


Nên sau cùng, xét thấy có 2 câu hỏi mà Uỷ ban ATGT cần làm rõ. Một là - bật đèn xe ban ngày có thực sự cần ở Việt Nam? Lợi ích đạt được so với chi phí bỏ ra có tương xứng? Chúng có đáng để chấp nhận những rủi ro bất ổn xã hội khác? Hai là - trong trường hợp cần thiết, các thông tư và nghị định hướng dẫn sẽ như thế nào để "chuẩn hoá" việc bật đèn? Chúng ta sẽ áp dụng hệ thống đèn xe có sẵn hay dùng hệ thống DRL chuyên biệt? Hay cả hai? Quy định về màu sắc cũng như loại đèn nào được sử dụng? Có thể dùng đèn demi hay tín hiệu thay thế không? Chế tài xử phạt sẽ như thế nào cho từng trường hợp vi phạm?


Theo VnReview

Đọc tiếp
Theo LĐCĐ
Bạn thấy bài viết thế nào?
Kém Chưa tốt Bình thường Tốt Rất tốt
Hashtag:

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tái chế xe hơi - Ngành công nghiệp tỷ đô

Tái chế xe hơi - Ngành công nghiệp tỷ đô

Mỗi năm, có hơn 27 triệu chiếc xe cũ đã hết vòng đời và quá niên hạn sử dụng. Việc xử lý lượng xe “quá đát” khổng lồ này là vừa là thách thức, vừa là món hời không hề nhỏ.
10 điều thú vị về Castrol có thể bạn chưa biết

10 điều thú vị về Castrol có thể bạn chưa biết

Với danh tiếng tạo dựng được trong hơn một thế kỷ, Castrol đã trở thành một trong những thương hiệu dầu nhớt hàng đầu thế giới với những sản phẩm chất lượng. Có rất nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh thương hiệu dầu nhớt đến từ Anh Quốc này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Lược sử Bentley - Chương cuối: Kỷ nguyên mới

Lược sử Bentley - Chương cuối: Kỷ nguyên mới

Volkswagen đã đưa Bentley vào một kỷ nguyên mới với những khoản đầu tư mạnh tay. Giờ đây, Bentley là sự kết hợp tuyệt vời giữa công nghệ hiện đại và kỹ nghệ thủ công truyền thống. Thương hiệu Anh đang thăng hoa hơn bao giờ hết.
Lược sử Bentley - Chương 9: Đường ai nấy đi

Lược sử Bentley - Chương 9: Đường ai nấy đi

Năm 1998, Bentley và Rolls-Royce đã chính thức “chia tay” sau 2/3 thập kỷ gắn bó. Bentley về tay Volkswagen và Rolls-Royce thuộc về BMW sau một cuộc chiến pháp lý đầy gay cấn giữa 2 gã khổng lồ này.
Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (phần 2)

Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (phần 2)

Sau sự ra mắt ấn tượng của Continental R - chiếc Bentley đầu tiên không chia sẻ thiết kế với Rolls-Royce, Bentley đã trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (Phần 1)

Lược sử Bentley - Chương 8: Phục hưng (Phần 1)

Khi mà thương hiệu Bentley tưởng như đã “bay màu”, phép màu đã xảy ra nhờ một anh nhân viên bán hàng trẻ tuổi của Rolls-Royce. Tên anh là David Plastow.
Lược sử Bentley - Chương 7:Thoi thóp dưới trướng Rolls-Royce

Lược sử Bentley - Chương 7:Thoi thóp dưới trướng Rolls-Royce

Trong nhiều thập kỷ, Bentley chỉ là cái bóng mờ nhạt khuất sau lưng gã khổng lồ mang tên Rolls-Royce. Những chiếc Bentley của thời kỳ đó chẳng khác nào xe Rolls-Royce đội lốt và tất nhiên, chúng chẳng mấy hấp dẫn trong mắt người giàu.
Castrol MAGNATEC - Kỷ nguyên mới của công nghệ bảo vệ động cơ

Castrol MAGNATEC - Kỷ nguyên mới của công nghệ bảo vệ động cơ

Cứ mỗi giây trôi qua là có 1,5 lít Castrol MAGNATEC được bán đến tay khách hàng và tổng cộng đã có hơn 1 tỷ lít Castrol MAGNATEC được bán trên toàn cầu. Vậy điều gì tạo ra thành công của dòng sản phẩm dầu nhớt có xuất xứ Anh Quốc này?
Lược sử Bentley - Phần 6: Quốc vương Brunei - Khách hàng đặc biệt của Bentley

Lược sử Bentley - Phần 6: Quốc vương Brunei - Khách hàng đặc biệt của Bentley

Hơn 100 triệu bảng Anh từ Quốc vương Brunei là liều thuốc cần thiết để Bentley vượt qua khó khăn trong thập niên 90. Hơn 100 triệu bảng Anh, từ một khách hàng!
Lược sử Bentley - Chương 5: Chủ nhân Bentley, họ là ai?

Lược sử Bentley - Chương 5: Chủ nhân Bentley, họ là ai?

Chủ nhân của những chiếc Bentley là ai, cách họ sống có gì khác biệt so với chúng ta? Đó là câu hỏi nhiều người đặt ra và trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhóm khách hàng của Bentley.

Đọc nhiều

Lộ giá bán VinFast VF 3, đối thủ không có 'cửa' cạnh tranh?

Lộ giá bán VinFast VF 3, đối thủ không có 'cửa' cạnh tranh?

Thông tin về giá bán chính thức của mẫu xe điện đô thị VinFast VF 3 ở mức ngoài dự đoán.
Tìm ra Mazda CX-5 tạt ngã xe máy rồi bỏ trốn: Xe mua tại đại lý ở Thanh Hoá

Tìm ra Mazda CX-5 tạt ngã xe máy rồi bỏ trốn: Xe mua tại đại lý ở Thanh Hoá

Tung tích chủ nhân và chiếc Mazda CX-5 tạt ngã xe máy rồi bỏ trốn trên đường Võ Chí Công (TP.HCM) đã nhanh chóng được OF News xác minh.
Đã bắt được các đối tượng tạt sơn đỏ lên xe đỗ tại chung cư ở Hà Nội

Đã bắt được các đối tượng tạt sơn đỏ lên xe đỗ tại chung cư ở Hà Nội

Các đối tượng gây ra vụ tạt sơn đỏ lên xe đỗ tại chung cư CT14, CT15, CT16 (Định Công, Hoàng Mai ) đang bị giữ tại cơ quan công an để điều tra hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Tạm giữ đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn

Đối tượng lái xe taxi Xanh SM tông gãy chân bạn đánh bi-da vì mâu thuẫn đã bị cơ quan công an tạm giữ hình sự để điều tra vào chiều nay (27/3).
So sánh VinFast VF 3 với Wuling HongGuang Mini EV: Mẫu xe Việt vượt trội về mọi mặt

So sánh VinFast VF 3 với Wuling HongGuang Mini EV: Mẫu xe Việt vượt trội về mọi mặt

Từ giá bán cho tới thiết kế cũng như các trang bị đi kèm, VinFast VF 3 đang sở hữu nhiều lợi thế hơn hẳn chiếc xe cùng tầm giá là Wuling HongGuang Mini EV.
Hàng loạt xe tạt sơn đỏ trong đêm tại chung cư: Vì bị ép nộp phí trông xe?

Hàng loạt xe tạt sơn đỏ trong đêm tại chung cư: Vì bị ép nộp phí trông xe?

Sau một đêm, hàng loạt chiếc xe đỗ tại khuôn viên chung cư CT14, CT15, CT16 đường Trần Điền (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bị tạt sơn đỏ khiến người dân bức xúc, kêu cứu cơ quan chức năng.
Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Mazda CX-5 lại giảm giá, đẩy đối thủ vào cuộc đua giá mới?

Sau giai đoạn nhích khẽ giá bán vào cuối năm 2023, Mazda CX-5 lại giảm giá mỗi xe 10 triệu đồng, chỉ còn từ 749 triệu đồng cho phiên bản thấp nhất.
Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gãy hệ thống treo sau khi đang chạy

Xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gãy hệ thống treo sau khi đang chạy

Sụ cố chiếc xe Trung Quốc Chery Omoda 5 gãy hệ thống treo sau khi đang chạy là vụ việc được quan tâm hàng đầu tại Malaysia hiện nay.
Toyota Corolla Cross 2024 ra mắt, nâng cấp thiết kế và giảm giá

Toyota Corolla Cross 2024 ra mắt, nâng cấp thiết kế và giảm giá

Toyota Corolla Cross 2024 ra mắt khách hàng Việt Nam với thay đổi đáng kể nhất là việc bỏ đi phiên bản G đồng thời giá bán giảm còn từ 820 triệu đồng đến 905 triệu đồng.
Chi tiết Kia Seltos 1.5 Premium: Những nâng cấp có tương xứng với mức giá tăng hàng chục triệu

Chi tiết Kia Seltos 1.5 Premium: Những nâng cấp có tương xứng với mức giá tăng hàng chục triệu

Phiên bản Kia Seltos 1.5 Premium là phiên bản cao cấp thứ hai trong số 4 phiên bản được phân phối chính thức tại Việt Nam. Mẫu xe này có mức giá 739 triệu đồng, cao hơn 60 triệu đồng so với phiên bản 1.5 ...
Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Xe tay ga Honda Stylo 160 đầu tiên cập bến Việt Nam

Mẫu xe tay ga Honda Stylo 160 mới đây đã có mặt tại Việt Nam, được nhập khẩu từ Indonesia, với kiểu dáng lạ lẫm và mức giá dự kiến cũng không rẻ.
Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

Xe máy điện BMW CE04 giá đắt hơn nửa tỷ đồng

BMW CE04, một trong những mẫu xe máy điện đầu tiên của BMW Motorrad, đã chính thức có mặt tại Việt Nam với mức giá "chào bán" gần 569 triệu đồng, trở thành một trong những mẫu xe máy điện đắt nhất thị trường hiện ...
Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe McLaren 750S Spider ra mắt tại Việt Nam với giá bán khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider ra mắt khách hàng Việt Nam hoàn toàn mới đến với khách hàng Việt Nam. Đây là phiên bản nâng cấp mạnh mẽ và nhẹ hơn so với mẫu 720S tiền nhiệm. đã chính thức giới thiệu mẫu siêu ...
Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

Ra mắt Hyundai Stargazer 2024 giá từ 489 triệu đồng rẻ nhất phân khúc

TC Motor vừa công bố điều chỉnh mức giá niêm yết Stargazer bản Tiêu chuẩn xuống còn 489 triệu đồng và ra mắt hai phiên bản mới là Hyundai Stargazer X và X Cao cấp.
Phiên bản di động